Những năm trở lại đây, ở Việt Nam xuất hiện nhiều loại bưởi như bưởi diễn, bưởi năm roi, Phúc Trạch, bưởi công trình…Cây bưởi công trình là loại cây cho bóng mát, tạo quang cảnh, tạo khuôn viên đẹp cho công trình. Và còn rất nhiều loại bưởi mang lại thu nhập hàng năm cao cho những nhà vườn.
Cây bưởi xuất hiện khoảng hơn bốn nghìn năm về trước, có nguồn gốc từ các nước ở Châu Á.
Đặc điểm hình thái của cây bưởi công trình
Thân Bưởi: Cây bưởi là loại cây thân mộc nhỏ, thường cao khoảng 6-8m. Cây bưởi cổ thụ có thể cao từ 10 -15 m. Cành cây bưởi khi còn nhỏ có gai nhọn dài, khi lớn hơn gai sẽ dày hơn.
Lá Bưởi: Là loại lá đơn, lá dày và to, ít rụng, mặt trên của lá đậm hơn mặt dưới, trên mặt lá có gân rõ. Chiều dài của lá khoảng từ 8-15cm, rộng khoảng 5-7cm.
Hoa Bưởi: có mùi thơm nhẹ dịu, màu trắng, hoa có thể mọc đơn hoặc mọc thành chùm, rộng khoảng từ 3-5cm.
Quả Bưởi: khi non thì màu xanh, đặc. Khi lớn dần có hình cầu hay hình chóp, khi chín có màu vàng, xanh, đỏ…tùy từng loại bưởi. Vỏ quả bưởi có nhiều tinh dầu thơm. Quả bưởi có vị ngọt, chua, độ đậm nhạt khác nhau tùy vào loại bưởi.
Tác dụng của cây bưởi
Cây bưởi công trình có tác dụng mang lại không gian xanh, mát, làm đẹp cho những công trình, nhà vườn và mang lại thu nhập cao cho người trồng.
Trong Đông Y: Bưởi là vị thuốc có nhiều công dụng: quả bưởi dùng để thoát nước gan và thận, lợi tiểu, lọc máu, giải độc, kích thích hệ tiêu hóa, làm thuốc kháng sinh để sát trùng. Hoa bưởi có thể chữa được bệnh mất ngủ, giúp bổ tim. Bưởi còn được sử dụng như một loại dầu gội đầu có tác dụng khử trùng hiếu khí, bổ thần kinh, có thể làm cho máu lưu thông, giúp chống sự oxy hóa cho cơ thể vì quả bưởi chứa nhiều vitamin A và C.
Hạt bưởi cũng có được sử dụng trong việc tiêu diệt vi khuẩn anti – microbiens, bảo vệ những tế bào của cơ thể khỏi những thiệt hại do những gốc tự do vì trong hạt bưởi có chứa bioflavonoides. Khi ngửi vỏ bưởi có thể giúp hết buồn nôn hoặc ngất xỉu.