Ngày nay, dừa có mặt ở khắp nơi trên đất nước Việt Nam. Người dân có nhu cầu mua cây dừa nhiều bởi chúng mang lại lợi ích kinh tế, xã hội cao, hơn nữa dừa còn làm cây cảnh đẹp cho các công trình, biệt thự và đô thị. Báo giá cây dừa công trình tại Bình Long, xin liên hệ : 0971.055.578
Tên thường gọi: Cây dừa; cây dừa xiêm
Tên khoa học: Cocos nucifera, là một loài cây trong họ Cau lùn (Arecaceae). Nó cũng là thành viên duy nhất trong chi Cocos và là một loại cây lớn, thân đơn trục (nhiều khi gọi là nhóm thân cau dừa).
Dừa cũng được gọi là dừa xiêm. Có rất nhiều loại dừa xiêm đó là dừa xiêm lùn, dừa xiêm xanh, dừa xiêm đỏ, dừa xiêm lục,…Chúng giống nhau về đặc điểm hình thái, sinh trưởng và cách trồng, chăm sóc, chỉ phân biệt với nhau ở màu của quả và mùi vị năng xuất của mỗi loại quả dừa.
Vì vậy, người mua cây dừa và các đơn vị cung cấp cũng như bán cây dừa cũng dễ dàng nhận biết để tư vấn cho khách hàng và mua được đúng loại cây dừa mà mình cần
Nguồn gốc cây dừa: Nguồn gốc của loài thực vật này là chủ đề gây tranh cãi, trong đó một số học giả cho rằng nó có nguồn gốc ở khu vực đông nam châu Á trong khi những người khác cho rằng nó có nguồn gốc ở miền tây bắc Nam Mỹ.
Đặc điểm hình thái cây dừa xiêm
Dừa có thể cao tới 30 m, với các lá đơn xẻ thùy lông chim 1 lần, cuống và gân chính dài 4–6 m các thùy với gân cấp 2 có thể dài 60–90 cm; lá kèm thường biến thành bẹ dạng lưới ôm lấy thân; các lá già khi rụng để lại vết sẹo trên thân.
Dừa phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng.
Hoa dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.
Cây dừa còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe, làm thuốc chữa bệnh hữu hiệu.
Và đặc biệt, cây dừa cũng là một trong những cây cảnh tạo quang cảnh đẹp ở các công trình, đô thị lớn.
Cách trồng cây dừa công trình
Cây dừa là loại cây chịu ánh sáng hoàn toàn, không muốn cây khác che khuất, không thích bị lòn cuối dưới bóng cây khác, thích một khoảng đất rộng cao ráo đủ để sẵn sàng ra rễ, hút nước và dinh dưỡng, cung cấp lên ngọn, ra lá sum sê để quan hợp cùng ánh sáng mặt trời giúp cây lớn lên và phát triển, cho trái nặng quằn và vị ngọt thanh.
Khoảng cách và mật độ trồng tùy theo điều kiện đất đai và giống dừa. Đối với loại đất tốt, nhóm dừa cao trồng cách khoảng 8,5m-9m, dừa lùn cách khoảng 6-7m. Với loại đất xấu, nhóm dừa cao trồng 7-8m, dừa lùn 5-6m.
Cách chăm sóc cây dừa
Việc chăm sóc bón phân cho cây dừa ở giai đoạn cây còn nhỏ cũng phải cẩn trọng và bón đúng cách . Chú ý liều lượng phân bón tùy thuộc vào loại đất trồng và màu xanh của lá cây dừa mà cung cấp số lượng phân NPK cho mỗi gốc với tỷ lệ hợp lý . Đối với năm đầu tiên nên bón cho cây bình quân mỗi gốc khoảng 0,5 kg hỗn hợp phân NPK và chia làm nhiều lần bón.
Phải thường xuyên tưới nước cho cây. Vào thời kỳ nắng khô hạn phải tước bước 2 ngày một lần .
Sâu bệnh hại: có côn trùng nguy hiểm như bọ dừa, kiến vương, đuông dừa và bệnh do nấm tấn công ở lá và đọt non… . Do vậy phải thường xuyên thăm vườn và quan sát từng cây dừa.
Trồng cây dừa cần nhiều kinh nghiệm và sự hiểu biết về đại chất, về khí hậu của từng vùng để có những điều tiết cần thiết. Chi tiết về trồng cây dừa tham khảo tại đây.
Có thể nói, cây dừa là loại cây mang lại lợi ích cao cho con người. Từ việc sử dụng làm gia vị trong ẩm thực đến việc dùng lấy gỗ phục vụ cho thủ công mỹ nghệ, dừa còn là một loại cây cảnh công trình tạo cảnh quan đẹp. Vì vậy, cây dừa đang được nhiều cá nhân cũng như tổ chức lựa chọn để trồng cho không gian thêm tươi mát.