Báo giá cây lộc vừng công trình

Rate this post

Cây lộc vừng nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung – Tùng – Lộc, khi nhắc đến bộ tứ quý này, chúng ta sẽ nhớ ngay đến ý nghĩa của nó là mang đến sự sung túc, may mắn, bình an và thịnh vượng cho gia đình. Để biết thêm chi tiết cũng như các đặc điểm công dụng của cây Lộc Vừng hãy theo dõi bài viết này nhé. Quý khách cần báo giá cây lộc vừng vui lòng liên hệ: 0971.055.578

bao-gia-cay-loc-vung

Thông tin về cây lộc vừng

– Tên thông thường: cây Lộc vừng, cây Chiếc, Cây Lộc Mưng

– Tên khoa học: Baringtonria acutangula Gaertn

– Họ thực vật: Lecythidaceae (họ Lộc Vừng)

– Nguồn gốc xuất xứ: đây là loại cây bản địa của vùng đất ẩm ven biển Nam Á và Bắc Úc, từ Afghanistan đến Philippine và Queensland.

– Chiều cao cây: 2 – 2,5m

bao-gia-cay-loc-vung

Đặc điểm của cây Lộc vừng

– Tùy vào môi trường khác nhau cũng như cách chăm sóc mà cây có nhiều kích thước và đường kính gốc khác nhau.

– Cây thường có thân xù xì, với những cành khẳng khiu mọc ra cùng đó tạo thành tán lá xum xuê.

– Lá cây lộc vừng có màu xanh mướt, thuôn dài và khá to, mặt dưới có màu xanh trắng với các đường gân lá rất rõ ràng. Khi già bề mặt của lá sẽ nhẵn, có mép răng cưa mềm mại, khi rụng sẽ để lại sẹo hình lưỡi liềm.

– Hoa lộc vừng có màu đỏ, nhỏ, thường mọc thành chùm thẳng dài thành một chuỗi như pháo giấy trong những ngày Tết. Hoa lộc vừng thường nở rộ vào tháng 3, với những sợi tua tủa rũ xuống rất đẹp mắt, một số loại còn có hoa màu vàng mọc ra từ các nhánh lá của cây.

– Quả lộc vừng có màu vàng nâu, vỏ cứng, hạt không nhiều và chìm trong thịt.

bao-gia-cay-loc-vung

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

– Nhân giống: thay vì tìm xem nên mua cây lộc vừng ở đâu, thì chúng ta cũng có thể tự nhân giống bằng phương pháp thường dùng là chiết cành vì nó có thể nhanh ra hoa và tạo dáng đẹp, thời gian chiết thường rơi vào tháng 6 hoặc tháng 7 khi thời tiết nắng là phù hợp nhất.

– Đất trồng phù hợp nhất là đất có khả năng thoát nước tốt, đất có nhiều dinh dưỡng và kết hợp với các loại phân chuồng hoai mục hoặc đã qua ủ để cây có điều kiện phát triển tốt nhất.

– Lượng nước tưới: tuy là cây ưa nắng nhưng cây cũng cần có được tưới nhiều nước để cây có điều kiện phát triển, vào những ngày nắng thì tưới nhiều hơn những ngày mưa.

– Ánh sáng: cây lộc vừng là cây ưa sáng, nếu được trồng ngoài trời thì cây sẽ phát triển rất tốt và ra hoa rất nhiều mà không cần có loại thuốc kích thích nào.

– Bón phân cho cây: cây lộc vừng có khả nhiều sâu bệnh hại, để giảm thiểu tối đa cần cắt tỉa những cành tăm, cánh khuếch tán để loại trừ nơi ẩn nấp của sâu bệnh và dồn nhựa sống nuôi cành chủ lộ sáng.

– Khi thấy cây có hiện tượng héo lá, cây không ra hoa hay cành bị chết, bạn cần đảm bảo cây không bị úng nước và sâu bệnh, cần phun thuốc ngay khi phát hiện bệnh.

Kỹ thuật trồng cây Lộc vừng sao cho chúng có thể nở hoa theo ý muốn

– Trước khi trở hoa khoảng từ 1 – 1,5 tháng cần bón thúc bằng NPK vi sinh ngâm nước tiểu pha loãng thành nồng độ 7 – 10% tưới 1 lần/tuần, để cây có thể hứng sáng nhiều hơn. Phải làm cho cây lộc vừng trút bỏ toàn bộ lá già trong thời gian ngắn nhất rồi sau đó tưới một lượng phân kali hoặc natri hơi đậm.

– Cây sẽ chuyển thành lá vàng sau 4 ngày và sẽ rụng hết lá sau 3 ngày. Sau khi rụng hết lá, hằng ngày ta tiếp tục tưới nước vo gạo để bồi dưỡng và kích thích cây phát triển lá mới. Khoảng 1 tháng sau là mầm lá và mầm hoa sẽ đâm ra, khi hoa tàn, ta lại tiếp tục làm theo trình tự trên, từ đó lộc vừng sẽ lại tiếp tục nở hoa.

Quý khách cần báo giá cây lộc vừng vui lòng liên hệ: 0971.055.578

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *