Cây bằng lăng trồng chậu

3.9 (77.78%) 9 vote[s]

Cây bằng lăng có tên khoa học là Lagerstroemia speciosa, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, Ấn Độ và các nước nhiệt đới khác. Chúng tôi đang có số lượng lớn cây bằng lăng trồng chậu, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0971.055.578

cay-bang-lang-trong-chau

Cây bằng lăng có khả năng chịu hạn tốt , thường trồng ngoài trời làm bóng mát. Cây có hoa rất đẹp và có thể làm cây bonsai.

Đặc điểm cây bằng lăng

Cây bằng lăng là loại cây gỗ lớn, cao đến 15m, phân cành cao, thẳng, tán dày, lá hình bầu dục hay hình giáo dài, cụm hoa hình tháp ở ngọn các cành, , nụ hoa hình cầu, hoa lớn có 6 cánh.. Cây mọc khỏe, thân thẳng, tán cao, cây trồng chủ yếu bằng hạt, ươm gieo như các cây khác.

cay-bang-lang-trong-chau

Hoa bằng lăng có nhiều màu: tím, hồng, trắng, đỏ, lợt trắng,… trong đó phổ biến là bằng lăng tím và bằng lăng trắng. Cây bằng lăng có nhiều giống khác nhau trong đó các giống bằng lăng lùn, lùm bụi được chọn trồng chậu làm bằng lăng kiểng. Các giống bằng lăng cao được ưa thích trồng làm cây bóng mát, cây công trình, cây trang trí,… Cây bằng lăng rừng rất được chuộng dùng gốc ghép bonsai.

Cây bằng lăng tím thường nở hoa vào mùa hè, là loại hoa tượng trưng cho tình yêu chung thủy, ngây thơ.

Cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng

Bằng lăng có nhiều cách nhân giống như gieo hạt, chiết cành.Trong đó hình thức phương pháp gieo hạt đang phổ biến.

Cách trồng cây bằng lăng

Việc trồng cây ra ngoài sử dụng làm cây công trình, cây trồng ngoại cảnh thì nên chọn cây cao tầm hơn 2m để trồng. Với bầu cây chắc và độ tuổi trong vườn ươm khoảng từ 2 năm trở lên. Như vậy cây bằng lăng mới đảm bảo được độ an toàn và tỷ lệ sống khi ra ngoài.

Đặt cây vào chậu khi muốn trồng chậu

Lấp đất xung quanh và nén, giữ cây bằng lăng cho thẳng.

Dùng các cây chống xung quanh để cây không bị nghiêng ngả sau trồng.

Tưới nước ngay sau khi trồng để đảm bảo độ ẩm cho cây hồi xanh.

Chăm sóc cây bằng lăng sau trồng

Nước tưới: Sau khi trồng, chúng ta tưới nước và cung cấp độ ẩm cho cây để cây nhận được nước cho quá trình hồi xanh. Dùng nước sạch tưới cho cây để tránh làm nguồn bệnh lây đến cây. Khi cây bằng lăng ra hoa là thời điểm cây cần nhiều nước nhất, nên chúng ta nên quan tâm hơn vào thời điểm đó.
Phân bón: Dùng phân vi lượng, phân hữu cơ, phân hoai mục 4 tháng đầu/1 lần với khối lượng 0,1 đến 1,2kg/1 gốc. Bổ sung 6 tháng bón 1 lần phân NPK(15:15:15) 100g/1 gốc.

Cắt tỉa cành lá bớt để tạo dáng đẹp và độ thoáng cho cây.

Thực hiện vun gốc, xới xáo xung quanh 1 năm 1 đến 2 lần. Thực hiện ở các năm đầu trong vòng 3 năm đầu quay lại.

Sâu bệnh hại: cây bằng lăng có các trường hợp bệnh xảy như bệnh đục thân, sâu cánh cứng, sâu ăn lá ..vv Đối với sâu đục thân chúng ta có thể sử dụng quét vôi nước phía gốc, đó là biện pháp IPM hiệu quả nhất và an toàn cho cây. Đối với các loại sâu chúng ta có thể ra các quán thuốc bảo vệ thực vật để mua thuốc điều trị hợp lý nhất.

Cây bằng lăng mang nét riêng của cây, với màu hoa tím nhạt mọng mơ và lưu luyến cây mang đến sự hiền hòa của thiên nhiên vào trong cuộc sống vì thế mà cây được nhiều người yêu thích và trồng ở nhiều nơi. Là cây cảnh mang lại vẻ đẹp bóng mát và điều hòa không khí trong lành, cây bằng lăng luôn giành được nhiều điểm thu hút của mọi người.

Chúng tôi đang có số lượng lớn cây bằng lăng trồng chậu, quý khách có nhu cầu vui lòng liên hệ: 0971.055.578

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *