Cây cúc thân gỗ có nguồn gốc từ Châu Phi và du nhập vào nước ta đã khá nhiều năm. Mấy năm gần đây loài cây này được nhiều người ưa chuộng hơn, thường dùng chúng trong nghệ thuật trang trí phong thủy, cây cảnh nội ngoại thất. Ngoài ra, cây còn được giới bonsai dùng để tạo các kiểu dáng bắt mắt và mang nhiều ý nghĩa. Quý khách có nhu cầu mua bán cây hoa cúc thân gỗ vui lòng liên hệ: 0971.055.578
Đặc điểm của cây Cúc thân gỗ
Tên khoa học là Euryops
Thuộc họ: Cúc
Nguồn gốc xuất xứ: Nam Phi, Trung Phi
Điểm qua một số loài cúc ở nước ta như: hoa cúc có bông hoa nhỏ nhắn, xinh xắn là cúc họa mi, lại có bông hoa tròn đầy, nở to như mâm xôi cực kỳ quyến rũ đó chính là cúc đại đóa.
Như tựa đề, loài cúc này có thân thuộc dòng thân gỗ. Thân cứng hơn nhiều so với các loài cúc thông thường. Trong điều kiện thuận lợi, đủ dinh dưỡng cây có thể cao tới 2m.
Lá của cây cúc có nét khá giống với cây cải cúc hay cây ngải cứu tuy nhiên có một nét khác biệt là lá cây dày hơn, màu sắc của lá cũng đậm và bóng hơn.
Lá có màu xanh đậm, phiến lá hơi sần.
Hoa cúc thân gỗ cũng có màu vàng của nắng như một số loài cúc khác. Cánh hoa thường nhỏ và dài, đường kính hoa từ 1-3cm. Khi hoa nở ta trông cây như đang có vô số những ngôi sao vàng lấp lánh xen lẫn mà xanh biếc vô cùng ấn tượng. Hoa cúc thân gỗ có thể ra quanh năm.
Cây cúc này có đặc điểm khác hẳn với những loại cúc thông thường chính là tuổi đời của nó có thể lên tới 100 năm. Cây có thể sinh trưởng và phát triển trong nhiều điều kiện khí hậu khác nhau.
Công dụng của cây Cúc thân gỗ
Công dụng trang trí:
Cây có dáng bắt mắt, hoa nở quanh năm nên thường được dùng trang trí nội ngoại thất rất hợp. Ngoài ra, cây cũng được trồng ngay tại ban công, hay tại các hàng quán, khuôn viên khác sạn, resort …
Công dụng làm quà tặng
Hiện nay cúc thân gỗ đang trở thành một cây quà tặng mọi người thường tặng nhau nhân dịp ngày lễ tết hay con cháu biếu tặng ông bà với mong muốn sự trường thọ và sức khỏe.
Ý nghĩa phong thủy của cây Cúc thân gỗ
Cây có thể sống được tới hàng trăm năm, điều đó còn gì tuyệt vời hơn khi một trong 4 loài cây tứ quý ʻtùng, cúc, trúc, mai” lại có thêm cả sự trường thọ trong đó. Do đó, ngoài làm đẹp cho đời, cúc thân gỗ còn mang ý nghĩa trường thọ, vĩnh cửu trường tồn với thời gian, trồng cây cúc trong nhà ta sẽ có cảm giác ấm ấp kỳ lạ.
Cách trồng và chăm sóc cây cúc thân gỗ
Cách trồng cây cúc thân gỗ
Cây cúc này có thể nhân giống bằng cách gieo hạt hoặc giâm cành, chiết cành, ghép cành.
Cách chăm sóc cây Cúc thân gỗ
Cây cúc thân gỗ khá thích hợp với khí hậu nước ta, cây có khả năng sinh trưởng phát triển khá tốt trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt đặc biệt có khả năng chịu hạn tốt. Cụ thể:
Về ánh sáng: Cây ưa ánh nắng trực tiếp nên trồng cúc thân gỗ ở nơi có nhiều ánh nắng để cây cho sai hoa.
Về nước tưới: cây có khả năng chịu hạn tốt. Dù vậy, để cây cho sai hoa và hoa tươi lâu ta cần phải chú ý tưới nước thường xuyên cho cây. Tốt nhất là tưới nước ngày 2 lần hoặc khi nào thấy mặt đất se lại. Chú ý nhớ tránh tưới khi trời đang nắng gay gắt nhé.
Về đất trồng: Cây có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên thích hợp nhất vẫn là đất tơi xốp giàu mùn và dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Nhiệt độ: Cây có thể thích nghi tốt với dải nhiệt độ rộng ở nước ta. Nhiệt độ thích hợp nhất cho sự phát triển của cây là 17-28 độ C.
Độ ẩm: Cây ưa độ ẩm trung bình.
Bón phân: Bạn cũng có thể bổ sung thêm một số phân bón như phân hữu cơ, phân chuồng hoai mục, rơm ủ mục…để trồng cây.
Sâu bệnh: cây ít bị sâu, bệnh ảnh hưởng.