Cây hồng xiêm là một trong những cây trồng ưa thích khí hậu óng ẩm. Đặc điểm của cây là cần lượng nước ít, nếu lương mưa hàng năm đạt 1.500 – 4.000 thì không cần phải tưới. Nếu nhiệt độ xuống dưới 15 – 17oC thì cây không có khả năng ra hoa.
Hồng xiêm được bày bán ngoài chợ thường là cây đã ghép nên sẽ cho quả sớm sau 2 năm trồng, năng suất cao hơn rất nhiều so với giống địa phương. Thời vụ trồng hồng xiêm có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thời điểm thuận lợi nhất là vào tháng 2 – 3 hoặc tháng 8 -9.
Kỹ thuật trồng cây hồng xiêm
– Chuẩn bị cây giống: Với cây giống hồng xiêm, bạn có thể mua tại các cửa hàng bán hạt giống, cây con. Thường là trồng bằng cây con sẽ nhanh và hiệu quả hơn là tiến hành trồng từ hạt. Khi lựa chọn cây giống, bạn nên lựa chọn cây khỏe manh, không có dấu hiệu của sâu bệnh.
– Đất trồng: Đất trồng yêu cầu tơi xốp, tỉ lệ thoát nước tốt, sạch sẽ. Bạn có thể trộn đất cùng tro trấu và phân chuồng hoai mục.
– Đào hố trồng: Trước khi trồng hồng xiêm, đào hố rộng khoảng 60cm, sâu 30-40cm. Tốt nhất nên đào hố trước khi trồng 30 ngày.
– Bón lót trước khi trồng: Dùng phân chuồng hoai mục, supe lân, đạm ure và kali trộn đều với đất. Bón phân lót trước khi trồng 20-30 ngày.
– Cách trồng: Đặt cây vào giữa hố sao cho mặt bầu ngang mặt hố, lấp kín chủ động tưới ẩm cho cây đặc biệt trong 2 – 3 tháng đầu.
Kỹ thuật chăm sóc
– Tưới nước: Trong thời gian đầu, bạn nên che nắng cho cây. Không nên tưới quá nhiều nước, tuy nhiên với những ngày nắng nóng bạn nên cung cấp nhiều nước cho cây để tránh tình trạng cây héo úa.
– Chống gió bão cho cây: Do đặc điểm của cây hồng xiêm là rễ ăn nông nên hàng năm cần đắp thêm bùn ao vào gốc sẽ giúp tầng rễ phát triển tốt hơn. Mùa mưa bão cần cố định các cành chính và thân chính, tỉa bớt cành dày và cành ngoài tán.
– Bón phân cho hồng xiêm: Dựa vào đặc điểm của cây, khi bón phân không nên bón xa gốc và bón quá sâu. Khi cây còn nhỏ tưới nước phân chuồng hoặc phân ngâm ủ pha loãng theo tỷ lệ tăng dần 1/15 – 1/10. Ngoài ra, có thể kết hợp với chế phẩm sinh học bổ sung cho cây giúp tăng khả năng sinh trưởng, chống chọi được với sâu bệnh. Chế phẩm sinh học có thể pha cùng nước và phun lên tán lá cây sau khi trồng 10 – 15 ngày. Cứ cách nhau 10 – 15 ngày tiếp theo, phun 1 lần. Sau khi trồng 3 – 4 tháng thì 25 – 30 ngày phun 1 lần. Nếu dùng chế phẩm tưới vào rễ thì nên hòa cùng nước, sau đso tưới vào gốc, cứ 1 – 1,5 tháng tiến hành tưới 1 lần.
Sử dụng chế phẩm sinh học theo thời kỳ:
+ Thời kỳ sau thu hoạch: Phun 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 7 – 10 ngày
+ Thời kỳ trước khi ra hoa 30 ngày: Phun 1 lần
+ Thời kỳ quả nhỏ: Phun 1 – 2 lần, mỗi lần cách nhau 10 – 15 ngày
+ Thời kỳ nuôi quả (phát triển quả): 25 – 30 ngày phun 1 lần cho đến khi quả già – chín (cách thời điểm thu hoạch khoảng 25 – 30 ngày).
– Phòng trừ sâu bệnh: Với hồng xiêm, bạn nên chú ý các loại sâu bệnh sau: Rệp: có thể sử dụng Supraci (0,2%), Sherpa (0,2%) để phun. Ruồi hại quả dùng Methyleugenol + vài giọt Dipterex. Ngài hại lá, hại hoa phòng trừ bằng cách dùng Sherpa, Polytrin, Sumicidin phun vào trước lúc hoa nở. Với bệnh đếm trên thân và cành lớn thì dùng hỗn hợp Boocđô, oxit clorua đồng, Copper-zinc để phun. Còn bệnh đốm lá gây hại thì dùng Copper-zinc hay Mancozeb.
Thông thường, hồng xiêm sẽ mất 8 – 10 tháng mới cho ra hoa và quả. Tuy nhiên, nếu chăm sóc đúng kỹ thuật và thực hiện tốt các khâu vệ sinh, bạn có thể rút ngắn thời gian trên cũng như tăng năng suất cho cây trồng.