Bán cây me chua công trình tại Phước Long

Rate this post

Cây me có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi. Cho tới nay cây đã được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á trong đó có Việt Nam. Me là cây cảnh được trồng chủ yếu để lấy bóng mát, làm gia vị thậm chí cây còn có tác dụng hữu ích trong y học dân gian. Chuyên bán cây me chua công trình tại Phước Long, Quý khách có thể liên hệ: 0971.055.578

cay-me-chua-cong-trinh
Cây me có nhiều tên gọi khác nhau cây me tây, cây muồng ngũ, cây còng, trong tiếng Ả Rập cây me có tên gọi là تمر هندي tamr hindī – nghĩa là chà là Ấn Độ, người Malaysia gọ quả me là asam theo tiếng Mã Lai, Ấn độ gọi là Imlee, Tiếng Sinhala gọi là Siyambala, Tiếng Telugu được gọ là Chintachettu…

Tên khoa học Tamarindus indica

Thuộc họ Đậu (Fabaceae)

Phân loại Me

Cây me gồm có nhiều loại, me cảnh, cây me cổ thụ, me bonsai nhưng về phương pháp trồng, chăm sóc và đặc điểm hình thái thì chúng lại không có gì khác nhau.

Cây me cảnh được trồng để lấy bóng mát giống như cây vú sữa, cây mít, cây xoài, cây muồng hoàng yến….

Cây me bonsai thì thường xanh tốt với lớp vỏ thô ráp hơi đen, thân cây dẻo dễ uốn tạo dáng. Lá mọc xen kẽ với những chiếc lá non nhỏ giống hình lông chim. Hoa cây me bonsai có màu vàng nhạt, quả mọc thành từng chùm, hạt hình đậu. Cây me bonsai thường được sử dụng để nhân tạo thành các hình dáng đẹp và lạ mắt, rất thích hợp để thiết kế sân vườn biệt thự, sân thượng nhà phố…

Cây me cổ thụ hay gọi là cây me công trình thường được trồng nhiều ở hàng rào ven đường, các công trình đô thị để tạo bóng mát.

Đặc điểm hình thái

Cây me thuộc cây thân gỗ, trưởng thành với chiều cao trung bình khoảng 20m, lá cây thường xanh tốt quanh năm, đối với mùa khô thì lá hơi chuyển sang màu vàng, tuy nhiên lá không rụng hết. Gỗ cây me khá cứng, nhất là phần lõi của cây, lớp dác gỗ thì mềm và có màu ánh vàng. Lá của me có dạng lá kép lông chim, mỗi cành lá bao gồm từ 10 – 40 lá nhỏ.

Hoa me mọc thành từng chùm, có màu vàng, cụm hoa mọc với trục kéo dài và có nhiều cuống nhỏ. Mỗi cuống nhỏ đều chứa một hoa, giống như hoa cây đậu lupin.

Quả me có màu nâu, nhưng khi cạo đi lớp vỏ bên ngoài thì me lại có màu xanh, bên trong quả có chứa phần thịt và phần hạt, phần cùi me rất chua, khi chín thì chuyển dần sang vị ngọt, quả me non rất hay được sử dụng để tạo vị cho các món ăn, trong mỗi quả me đều có nhiều hạt, hạt được bao bọc bởi lớp vỏ cứng.

cay-me-chua-cong-trinh

Ứng dụng của quả me trong thực tiễn

– Quả me có nhiều ứng dụng như: Me non được sử dụng để nấu canh chua, vị của me thơm và dịu hơn vị của giấm.

quả me

– Quả me khi chín thì được sử dụng để làm nước chấm tạo một hương vị khá đặc biệt. Loại nước mắm me được người dân Việt nam sử dụng để chấm các loại đồ khô nhất là loại lá khoai khá độc đáo. Hoặc ở miền bắc người ta thường chọn trái me chín, bỏ phần hột nhào cùng với đường để ăn hay chan lên trên bánh tráng nướng.

– Me còn được cho vào gia vị của các thức ăn nhanh đặc biệt là mì ăn liền.

– Me được sử dụng trong việc chế biến thức ăn như Mứt me, nước giải khát, ô mai.

– Trái me già còn được ngâm cùng với nước cam thảo rồi rút bỏ hạt, ăn với muối hoặc với mắm ruốc có thêm ít ớt sẽ rất ngon. Tuy nhiên, trong quá trình chế biến nhiều người bán không xử lý được kỹ nên dễ bị nhiễm bẩn dẫn tới hiện tượng tiêu chảy.

– Cùi me có tác dụng trong y học tại Philippines. Lá được sử dụng để giảm sốt rét. Làm gia vị trong món súp đậu lăng với nhiều loại rau quả.

-Bột trái me chín có tác dụng trong phương pháp trị nôn mửa, đầy hơi, khó tiêu. Người ta có thể pha bột me trong nước để uống, sẽ mang lại cảm giác ngon miệng trước khi ăn.

– Me giàu vitamin C nên có khả năng tăng cường miễn dịch cho cơ thể, hạn chế các nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Chữa sốt, cảm lạnh, đau họng, suy nhược cơ thể.

cay-me-chua-cong-trinh
Bán cây me chua công trình tại Phước Long

Hướng dẫn trồng và chăm sóc cây me

Cây me có thể trồng bằng phương pháp chiết ghép, gieo hạt. Tuy nhiên với phương pháp gieo hạt phải lựa chọn được những cây giống có trái ngon, hạt thật tròn, cây mẹ khỏe mạnh thì sau này cây mới cho nhiều quả.

Hạt me có sức nảy mầm khá lâu, sau khi tách khỏi quả, nếu được gieo trồng ngay và gieo nông thì chỉ cần phủ một lớp đất mỏng 1, 5 cm, sau khoảng 10 ngày thì hạt sẽ nảy mầm. Phương pháp trồng bằng hạt sẽ không được áp dụng nhiều bởi lâu cho ra hỏa và rễ bị biến đổi phẩm chất theo hướng xấu.

Phương pháp chủ yếu hay được sử dụng hiện nay là ghép cành, ghép nêm sẽ mau cho ra quả và quả hoàn toàn giữ được đặc tính tốt của cây mẹ. Hơn nữa, chỉ sau 1 – 2 năm là đã cho quả, đậu quả nhiều trong năm thứ 3, thứ 4.

Cây me chua có bộ rễ khá nông nên bạn cần phải cố định cây khi trồng, không để cây bị lung lay ảnh hưởng tới bộ rễ của cây.

Đối với cây me trồng trong chậu cần phải sử dụng đất trồng với tỉ lệ: 70% đất + 30% cát to hoặc sỏi đá…Giúp chậu thoát nước tốt.

– Nên thay chậu vào mùa xuân, 2 – 3 năm thay một lần.

– Tỉa cành và rễ cho me, đồng thời loại bỏ những cành tăm, để cây có dáng đẹp hơn. Nên tỉa vào cuối mùa hè, giằng dây tạo dáng cuối mùa xuân.

– Bón phân cho me 1 tháng/lần vào mùa xuân đến thu. Dừng bón phân khi thay chậu trước 3 tháng.

– Khi cây ra lá non tiến hành tưới nước mỗi ngày, đảm bảo cung cấp đủ lượng nước để cây phát triển.

Bán cây me chua công trình tại Phước Long, liên hệ: 0971.055.578

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *