Bán cây me tây công trình

Rate this post

Cây Me tây là cây công trình phổ biến tại các dự án lớn nhỏ. Với ưu điểm tán lá rộng, cây có những chùm hoa đẹp cùng mùi hương nhẹ nhàng, cây được sử dụng phổ biến để trồng bóng mát, tạo cảnh quan đô thị.

cay-me-tay

Đặc điểm cây me tây

Me tây còn có tên gọi khác là muồng tím, muồng ngủ, còng. Tên khoa học là Samanea saman, thuộc họ Fabaceae. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới như Colombia, Venezuela, El Salvador, Mexico, Peru, Brazil, Bolivia và các đảo trên Thái Bình Dương cũng được xem là nơi khởi nguyên của cây me tây: quần đảo Guam, Hawaii, Marshall thuộc Mỹ, Samoa, Saipan, Palau…

Me tây thuộc loại cây thân gỗ lớn, trong tự nhiên có thể cao đến 15 – 25m, thân cây mập, đường kính thân và tán lớn, có khi đạt đến 30m.

Cây phân cành nhánh nhiều, cành non có lông tơ nhung, tán lá rậm, luôn xanh có hình mâm xôi hoặc hình dù.

Lá thuộc loại lá kép lông chim chẵn với 2 – 8 cặp lá nhỏ, phiến lá có hình trái xoan thuôn, gần như tròn.

Hoa me tây là cụm hoa hình đầu thưa, cuống chung dài, cuống hoa ngắn. Hoa có cánh tràng màu hồng mềm mại làm nên cho 20 nhị màu hồng, dài, thò thẳng ra ngoài.

Quả me tây thuộc dạng quả đậu, dẹp, vỏ có màu nâu đen không nứt, dài từ 10 – 20cm.

cay-me-tay

Cây me tây có mấy loại?

Người ta thường dựa vào kích thước và tuổi thọ của cây để phân thành nhiều loại khách nhau, cung cấp nhiều quy cách phục vụ nhu cầu trồng me tây của mọi người.

Cách trồng và chăm sóc cây me tây

Sau khi chọn được giống cây đạt tiêu chuẩn thì cần đào hố để trồng cây con, mật độ trồng thích hợp nhất là 7 – 8m, hố sâu rộng 40 x 40 x 40cm.

Bón lót một lớp phân hữu cơ hoai mục như phân xanh, phân gia súc ủ hoai… dày khoảng 20 – 25cm. Đặt cây con vào hố và trộn đều với đất tại chỗ, dùng cọc cố định giúp cây con không bị lung lay hay bật gốc.

Để cây me tây có thể phát triển tốt, thân to khỏe cho tán lá rộng thì cần chú ý chăm sóc cây từ 3 – 4 năm đầu.

Tưới nước đủ cho cây, bên cạnh đó tiến hành bón phân, phát quang bụi rậm quanh gốc, cắt tỉa cành dư thừa, bảo vệ cây khỏi các tác nhân gây hại như sâu bệnh, gia súc phá, con người…

Hàng năm bón phân từ 1 – 2 đợt, bao gồm NPK hỗn hợp và phân KCL, số lượng phân tăng dần theo tuổi cây

Chủ động phòng ngừa sâu bệnh, nên bón thêm vôi nông nghiệp xung quanh gốc cây và sau mùa mưa để tiêu diệt vi khuẩn và hạ phèn cho bộ rễ cây.

cay-me-tay

Công dụng của cây me tây

– Cây được sử dụng làm cây công trình cải thiện cảnh quan, bởi cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, có tán lá đẹp và rộng. Cây thường được trồng trên các tuyến đường phố, công viên, trường học, bệnh viện, các khu dân cư lớn để làm cây cải tạo cảnh quan thiên nhiên.

– Cây ít khi bị đổ ngã, tróc gốc nên được trồng thành hàng rào ven biển để chắn gió bão

– Trong lĩnh vực đồ gia dụng, cây sử dụng gỗ để đóng giường tủ, bàn ghế…, thảm, chạm đồ thủ công mỹ nghệ, đồ lưu niệm cho khách du lịch như muỗng, nĩa, đồ treo tường trang trí.

– Theo quan niệm của một số quốc gia thì nhiều bộ phận của cây me tây có tác dụng làm thuốc như: vỏ và lá cây được hỗ trợ điều trị bệnh tiêu chảy, rễ cây dùng hỗ trợ điều trị ung thư dạ dày, tại Ấn Độ hạt được dùng để nhai hỗ trợ điều trị vết thương ở cuống họng.

– Phần trái và lá có đến 13 – 18% protein nên là một nguồn cung cấp thực phẩm rất tốt cho gia súc, dê, bò, cừu, cây trên 5 tuổi có thể cung cấp đến 550kg thực phẩm xanh/năm.

– Ở Mỹ La Tinh, quả còn được dùng làm nước giải khát.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *