Bán cây sơ ri công trình tại Bình Long

Rate this post

Được biết cây sơ ri phát triển rất nhanh. Khác với giống sơ ri truyền thống mà các bạn vẫn hay thấy, giống sơ ri này cho trái quanh năm, dễ chăm sóc và rất hiếm khi thấy sâu bệnh xuất hiện bất ngờ. Nếu là trồng từ cây giống sơ ri chiết cành thì chỉ từ 3 – 5 tháng các bạn đã có thể thu hoạch. Với giống sơ ri truyền thống trồng chậu thì nhược điểm là khá khó đậu quả. Tuy nhiên sơ ri khi được trồng chậu trang trí rất dễ cho trái và lại rất sai. Chính vì thế, đây là giống cây đang được săn lùng rất nhiệt tình cho công cuộc phủ xanh hiên nhà trong vài năm trở lại đây. Hiện nay chúng tôi đang bán cây sơ ri công trình tại Bình Long, quý khách có thể liên hệ: 0971.055.578 để mua cây

cay-so-ri

Một số đặc điểm thực vật

– Cây trưởng thành cao khoảng 2 – 4m. Tàn dài có thể từ 2 – 3m. Lá thường xanh, dạng đơn hình trứng hoặc hình mác. Kích thước lá nhỏ so với sơ ri truyền thống, với mép lá nhẵn.

– Các hoa mọc thành tán từ 2 – 5 hoa cùng nhau, mỗi hoa có đường kính 1 – 1,5 cm; tràng 5. Trái sơ ri khi chín quả chuyển từ màu xanh sang vàng và cuối cùng là màu đỏ. Có 2 loại là Sơ ri chua và ngọt. Với Sơ ri chua lớn hơn gấp 1,5 lần so với Sơ ri thường của Việt Nam.

cay-so-ri

Giá trị dinh dưỡng trong trái sơ ri

Trong trái Sơ ri nước chiếm khoảng hơn 80–90 % trọng lượng quả. Và do hàm lượng nước trong trái Sơ ri tương đối cao nên gây khó khăn trong quá trình bảo quản vì nước là môi trường thuận lợi để vi sinh vật hoạt động. Trọng lượng quả từ 3,8 – 5,5 g, phần quả ăn được chiếm khoảng 80% trọng lượng quả. Protein chiếm từ 0,68 – 1,8%. Lipid hàm lượng không đáng kể 0,18 – 0,45%. Riêng hàm lượng glusid trong sơ ri ngọt tương đối cao so với sơ ri chua. Được biết hàm lượng glucid trong trái sơ ri chua chiếm 15% chủ yếu là glucose ( 2,22% ), fructose ( 3,21% ), saccharose và dextrose.

Acid hữu cơ trong sơ ri chiếm khoảng 1–1,5 % chủ yếu là acid malic, acid citric, acid tartaric.

Sơ ri được xem như một “siêu trái” bởi vì chứa hàm lượng vitamin C gấp từ 20 – 30 lần so với cam. Cụ thể trái Sơ ri có thể chứa lên đến 4,5 % vitamin C, còn trong một trái cam đã được bóc vỏ thì tỉ lệ này là 0,05%. Hàm lượng vitamin C của Sơ ri thay đổi khác nhau tùy vào độ chín của trái. Trong đó trái xanh có hàm lượng vitamin C cao gấp 2 lần trái chín.

Hàm lượng vitamin A khá lớn chiếm khoảng 408–1000 IU /100g, cùng một lượng nhỏ mỗi loại vitamin nhóm B. Các vitamin nhóm B tuy chiếm một lượng nhỏ nhưng lại rất cân đối.

cay-so-ri

Ngoài ra còn có pectin (0,56–0,65 %) và cellulose (0,6–1,2 %). Hàm lượng tro chứa trong phần thịt là 0,77–0,82%.

Sơ ri và cherry không phải là cùng một loại nhé. Từ điển Wikipedia cũng có giải thích về vấn đề này như sau:” Tiếng Việt gọi các cây “cherry” (hay “cerise”) là anh đào, không phải là sơ ri.” Cụ thể, tiếng Anh gọi các loài anh đào là “cherry”, bắt nguồn từ “cerise” trong tiếng Pháp. Mà từ này lại xuất phát từ cerasum và cerasus trong tiếng Latin. Trong khi tên gọi “sơ-ri” và “xơ-ri” trong tiếng Việt được phiên âm từ “cherry” lại chỉ dùng để chỉ loài Malpighia glabra ( kim đồng nam, xơ ri vuông ) mặc dù cũng giống anh đào nhưng không hề có họ hàng.

Được biết anh đào là tên gọi chung chỉ một số loài cây có quả hạch chứa một hạt cứng. Thuộc họ hoa hồng ( Rosaceae ), chi mận mơ (Prunus). Phân chi anh đào (Cerasus) phân biệt với các loài khác trong chi ở chỗ có hoa mọc thành từng ngù (corymb) gồm vài bông mà không mọc đơn hay thành cành hoa và có quả trơn nhẵn với một khía nông ở một bên hoặc không có khía nào.

Do vậy đây là một lỗi biên dịch khi phiên âm chữ cherry mà không để ý đến yếu tố ở nước ta hay bày bán trái sơri. Nên gây nhầm lẫn cho rất nhiều người và các chủ shop.

Cách trồng sơ ri dễ chưa từng thấy

1. Tiêu chuẩn chọn đất

Cây sơ ri không quá kén chọn đất trồng. Nhưng thích hợp nhất với vùng đất giàu dinh dưỡng và đất mặn. Tuy nhiên cần phải chú ý chọn loại đất thoát nước tốt và nên tiến hành làm luống cao cho cây.

2. Thời vụ trồng

Cây sơ ri có thể trồng được quanh năm tuy nhiên tốt nhất nên trồng vào tháng 5 – 6, và chậm nhất là qua tháng 7. Nếu có nguồn nước tưới trong mùa nắng, có thể trồng vào cuối tháng 10 đến hết tháng 11.

3. Tiêu chuẩn chọn giống

Cây sơ ri có thể được trồng theo 3 cách đó là gieo hạt, chiết cành và giâm cành. Với phương pháp trồng từ hạt rất dễ bị thoái hóa giống, người trồng khó kiểm soát được các phẩm chất của cây con do có thể có hiện tượng biến dị di truyền. Đặc biệt, cây chậm ra hoa, quả hơn so với phương pháp khác. Cho nên hiện nay Sơ ri thường được trồng bằng phương pháp chiết cành là chính. Cây con giống được chọn cần thiết phải khỏe mạnh không sâu bệnh và có đầy đủ bộ phận.

4. Xử lý đất trồng

Trước khi trồng bạn cần tiến hành xử lý đất thật tốt trước đó một tháng bằng cách trộn đất với phân chuồng hoai mục, phân super Lân và một lượng vôi bột vừa đủ cho từng hố để loại bỏ mầm bệnh và cung cấp thêm dinh dưỡng cho đất trồng cây. Thực hành đào hố trồng với kích thước tiêu chuẩn khoảng 50 x 50 x 50cm và khoảng cách các hố tối thiểu từ 3m trở lên.

cay-so-ri

5. Trồng cây và chăm sóc cây giống sơ ri

Sau khi đã làm đất cẩn thận và chọn lựa ra được cây giống xong là đến công đoạn trồng cây sơ ri xuống đất. Nhẹ nhàng tách bỏ lớp nilon xung quanh ra rồi đặt xuống hố trồng. Tiến hành lấp đất phủ kín mặt gốc. Sau đó tưới nước giữ độ ẩm cho cây mau bén rễ

6. Tưới nước

Thời điểm sau khi trồng cần đảm bảo tưới nước cho cây đều đặn. Mùa khô cần tăng cường độ tưới còn mùa mưa cần chú ý thoát nước kịp thời để tránh úng.

7. Tỉa cành, tạo tán

Do Sơ ri thuộc cây dạng cây bụi nên tán của chúng phát triển khá mạnh nên đòi hỏi phải có kĩ thuật cắt tỉa đúng cách. Chú ý khi trồng được khoảng 4 tháng cây sẽ có chiều cao khoảng gần 1 mét. Lúc này tiến hành bấm ngọn để tạo cành cấp 2. Mỗi cây chỉ nên để lại khoảng 3 – 4 cành tược khỏe mạnh nhất để trồng. Còn các cành yếu hay cành vượt nên tỉa bỏ.

Nhất là khi cây khi đạt chiều cao khoảng 2m nên thực hành cắt tỉa ngọn để hạn chế chiều cao của cây không tăng thêm. Vừa thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch vừa giúp cây ra nhiều tán hơn qua đó giúp cải thiện năng suất.

8. Bón phân

Định kì bón phân 2 tháng 1 lần với các loại phân bón khác nhau như phân chuồng hoai mục, phân NPK và phân đạm Ure. Thường xuyên tiến hành làm cỏ xung quanh đất và xới xáo thường xuyên cho cây giúp hạn chế các nguồn lây nhiễm mầm bệnh.

9. Phòng trừ sâu bệnh

Trồng cây sơ ri cần đặc biệt chú ý tới loài rệp sáp, rệp muội. Khi phát hiện cần phun Methyl Parathion, Sherzol, Bi 58, Azodrin, diazinon,… nồng dộ 1/600-1/800. Ngoài ra cũng cần chú ý tới sâu đục thân. Nếu thấy có sâu này cần chặt cành mang đi tiêu hủy.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *