Mua Bán cây vú sữa cổ thụ trồng làm cảnh bóng mát quanh nhà, ăn quả. Nếu xếp vú sữa vào dòng cây được trồng nhiều năm 2021 quanh các biết thự hoặc nhà vườn thì nó chắc đứng Top2 trong các cây được ưa chuộng nhất. Tại sao nhiều người lại thích vú sữa: – Cành lá xum xuê quanh năm, Thân đẹp không có sâu. Quả ăn ngon và cành tán nhìn đẹp ít sâu bệnh dễ chăm sóc. Vú sữa thường được chia làm hai loại, Quả tím và quả trắng.
Vú sữa có tên khoa học là Chrysophyllum cainito L, thuộc họ Hồng xiêm (Sapotaceae). Cây Vú sữa của Trung tâm bán ở đây là cây ghép đảm bảo cho quả sớm sau 2 năm trồng. Số lượng quả sai, quả to và ngọt hơn so với giống đài trà.. Không chỉ mang lại giá trị thẩm mỹ, bóng mát và cây vú sữa đặc biệt mang lại lợi nhuận về kinh tế cho chủ cây bởi vu sữa cho quả rất ngon, là một trong những loại quả được ưa chuộng và có giá khá đắt đỏ.
Vú sữa là loại cây thân gỗ sinh trưởng phát triển chậm so với các cây ăn quả khác, Nhưng là loại cây có tuổi thọ lâu năm nhiều cây có tuổi đời đến hàng vài trăm năm. Cây được trồng nhiều ở các tỉnh miền trung như thanh hóa nghệ an, Ngoài bắc tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền núi và trung du như hòa bình, phú thọ.cây vú sữa..phù hợp với: điều kiện nhiệt đới nhiệt độ 22-34 độ C, chỉ ra hoa tốt trong điều kiện có hai mùa mưa nắng phân biệt và không chịu được gió to do cây có tán lá dày và rễ nông, đất phù sa ven sông, đất thịt nhẹ, thoát nước tốt, ít chua, pH 5,5-6,5, cao độ không quá 400m.
Đặc điểm hình thái
Vú sữa là cây thân gỗ có thể cao tới 15-20m.Lá thường xanh, mọc so le, hình ôvan đơn, mép liền, dài 5-15 cm; mặt dưới bóng như màu vàng khi nhìn từ xa. Các hoa nhỏ màu trắng ánh tía và có mùi thơm ngát. Đây là loại cây lưỡng tính (tự thụ phấn).Quả tròn, có lớp vỏ màu tía hoặc nâu ánh lục khi chín, thường có màu xanh lụ c xung quanh đài hoa, với kiểu hình sao trong cùi thịt. Hạt dẹt có màu nâu nhạt và cứng. Nó ra quả quanh năm sau khi đạt đến 7 năm tuổi trở lên.
Kỹ thuật trồng CÂY VÚ SỮA
– Đất trồng: Trước khi trồng, đắp mô cao 0,5m, đường kính mặt mô 1m. Làm mô bằng đất khô hoai trộn đều với 15kg phân chuồng hoai mục, giữa đỉnh mô móc 1 lỗ sâu 20cm, bón lót một nắm phân DAP và 300g lân.
– Bón lót: Có thể sử dụng đất mặt ruộng, đất bùn ao, đất vườn cũ để lên mô, đường kính mô từ 0,8 – 1 m, cao 0,4 – 0,7 m. Trước khi trồng 15 – 30 ngày, nên xử lý khoảng 1 – 1,5 kg vôi/mô, bón lót từ 10 – 15 kg phân hữu cơ hoai và 0,5 – 1,5 kg lân vi lượng hoặc 10 – 20 gram NPK 20-20-15 + TE cho mỗi hố trước khi trồng.
– Cách trồng: Khoét lỗ trên mô vừa với bầu cây con (khoảng 20 – 25 cm), xé bỏ bao nilon (đựng bầu đất), đặt cây con vào hố, nén đất chặt, dùng 3 cây cọc để cố định cây con, chú ý che nắng cho cây.
Kỹ chăm sóc CÂY VÚ SỮA
– Trồng xong cần tưới ẩm cho cây khoảng 2 tuần đầu để cây bén rễ hồi xanh. Trong 2 năm đầu, mỗi năm chăm sóc 2 – 3 lần và từ năm thứ 3 mỗi năm 1 – 2 lần (cuốc xới đất quanh khóm cây, nhặt cỏ dại và diệt bỏ những cây chèn ép). Năm thứ 2 bón bổ sung khoảng 3kg phân chuồng hoai hoặc 0,3kg NPK cho mỗi gốc.
– Chú ý điều chỉnh độ che tán 30-50%.
– Khoảng hơn tháng sau khi đặt bầu, ngâm phân DAP + urê hòa nước tưới xung quanh gốc 2 lần/tháng.
– Khi cây 1-3 năm tuổi, mỗi năm xới gốc một lần bón 20kg phân chuồng hoai mục và 3 đợt phân hóa học, mỗi đợt từ 1-1,5kg hỗn hợp gồm DAP 18-46-0 + NPK 20-20-15 + urê vào các tháng 1, 6, 10 âm lịch.
– Trước khi bón phân nên bơm nước cho ngập khỏa mặt liếp 0,5cm, tháo nước rút hết thì bón phân ngay. Sau 3-4 hôm tưới lại cho ướt đẫm các gốc giúp cây hấp thụ hết lượng phân.
– Vào các tháng mùa khô, nên vét mương bồi bùn lên mặt liếp, chờ cho bùn khô nứt nẻ để nâng cao mô và mặt liếp hàng năm.
– Khi cây bắt đầu ra quả, mỗi năm làm cỏ gốc và bón cho mỗi cây 2-3 giạ phân chuồng hoai, rơm rác mục và bón 4 đợt phân hóa học gồm: bón xử lý ra hoa 3kg hỗn hợp NPK 20-20-15 + urê + lân. Kế tiếp bón vào giai đoạn cây đậu quả to bằng nút áo gồm 2kg urê + DAP/1 gốc.
– Khi quả non có đường kính 2-2,5cm, bón cho mỗi cây 2kg NPK 20-20-15. Đợt cuối, trước khi thu hoạch khoảng 2 tháng bón mỗi cây 2kg NPK 20-20-15.