Giá trị của cây thốt nốt

Rate this post

Cây thốt nốt là một loại cây đặc biệt, có tính biểu trưng rất cao đối với người Khmer. Thốt nốt luôn hiện hữu và là một phần không thể tách rời trong đời sống người dân Khmer, nó trồng rất nhiều ở các tỉnh thành phía Nam nước ta. Bạn có bao giờ thắc mắc về nguồn gốc, đặc điểm và công dụng giá trị của cây thốt nốt mang lại như thế nào? Có thể trồng loài thực vật thuần túy này không? Nếu trồng thì mua cây giống thốt nốt ở đâu uy tín, giá thành tốt?

gia-tri-cua-cay-thot-not

Nguồn gốc xuất xứ cây thốt nốt

Danh pháp: Borassus flabellifer

Thuộc chi Thốt Nốt hay Thốt Lốt (Borassus), họ Cau (Arecaceae).

Tên gọi khác: Bối đa, cọ tan, cọ lá xẻ, dừa thốt nốt,…. Cái tên “Thốt Nốt” được bắt nguồn từ tiếng Khmer “th’not”.

Nguồn gốc: Xuất xứ từ Nam Á, Đông Nam Á và khu vực nhiệt đới Châu Phi (Ethiopia, Nigeria, miền bắc Togo,…)

Phân bố tại Việt Nam: cây được trồng nhiều ở các tỉnh phía Nam nước ta, nổi danh nhất chính là cây thốt nốt Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang,…

Cây thốt nốt có tác dụng gì ?

Như đã nói ở trên, giống cây đặc biệt này có giá trị kinh tế rất cao. Nó có thể làm đường thốt nốt, ăn trái tươi và khai thác thân cây già làm đồ mỹ nghệ, trang trí nội thất, sử dụng lá để làm mái che cho các công trình kiến trúc,….

Mang lại giá trị dinh dưỡng cao (dùng làm thực phẩm)

Thốt nốt rất được ưa chuộng bởi giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại vô cùng cao. Đây là nguồn cung cấp Vitamin C, vitamin B1, vitamin B2, vitamin B3, sắt, canxi,… tự nhiên dồi dào. Đặc biệt, hầu như các bộ phận của cây đều có thể sử dụng làm thực phẩm.

Quả thốt nốt là một món ăn ngon, lạ miệng đối với nhiều người. Quả có thể ăn luôn hoặc nướng, các quả non ăn mềm , ngọt và mát như thạch. Theo y học cổ truyền, thốt nốt có tính bình, tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm.

gia-tri-cua-cay-thot-not

Khi cây ra hoa, người ta thường buộc ống vào đầu những cụm hoa vào khoảng chiều tối, để qua đêm sẽ thu được chừng 1 lít nước. Thứ nước thu được trước buổi sáng có vị ngọt mát, vào buổi tối có thể bị chua lên men. Một số người dân dùng loại nước này như một loại đồ uống có cồn (gọi là rượu arac).

Bên cạnh đó, phần nước dịch lấy từ nhị hoa có thể chế biến thành đường thốt nốt. Loại đường này có vị ngọt thanh, thơm và đặc biệt uống ngon hơn đường mía. Đường thốt nốt có vô vàn công dụng như bổ sung nhiều khoáng chất (hàm lượng khoáng chất có trong đường thốt nốt cao hơn gấp 60 lần so với đường cát trắng).

Đường thốt nốt là loại thực phẩm cần bổ sung cho hầu hết các chị em phụ nữ, nhất là phụ nữ đang mang thai để cung cấp thêm chất sắt, cải thiện tình trạng thiếu máu. Bên cạnh đó, đường sẽ kích thích hoạt động của các enzyme tiêu hóa, giúp cải thiện hệ tiêu hóa.

Một công dụng tuyệt vời nữa là có thể hỗ trợ điều trị chứng đau nửa đầu. Một số hoạt chất tự nhiên sẽ giúp triệu chứng này được giảm bớt. Lượng chất khoáng, canxi trong đường thốt nốt sẽ giúp xương và các mô khỏe mạnh, tăng cường khả năng miễn dịch, cung cấp nhiều năng lượng cho các hoạt động thường ngày.

Ở một số bang tại Ấn Độ và Sri Lanka, người ta trồng cây thốt nốt rồi thu hoạch mầm ở dưới mặt đất để luộc hoặc nướng ăn. Loại mầm này cung cấp nhiều chất xơ và vô cùng bổ dưỡng. Cây non được nấu như một loại rau ăn hàng ngày.

Nguyên liệu trong sản xuất, xây dựng

Thân cây thốt nốt to, chắc khỏe và bền nên được tận dụng để làm cột nhà, dầm cầu, bàn ghế. Có giá trị kinh tế cao trong ngành xây dựng, đặc biệt là các công trình tiếp xúc với nước nhiều như cầu cảng, tàu thuyền,…

gia-tri-cua-cay-thot-not

Lá thốt nốt thường được dùng để lợp mái nhà, làm thảm, đan rổ, làm quạt, đan nón. Ở thời Ấn Độ cổ đại, lá cây còn được sử dụng làm giấy viết. Hiện nay có một số nước vẫn sử dụng loại lá này để làm giấy như Indonesia, người ta lựa chọn lá có kích thước, hình dáng, độ già phù hợp rồi luộc cùng muối và bột nghệ. Sau đó đem phơi, khi đã đủ khô, bề mặt lá được đánh bóng rồi đem cắt, đục lỗ ở góc. Mỗi lá thường làm thành được 4 trang giấy.

Trang trí cảnh quan, làm cây bóng mát

Ngoài những tác dụng kể trên thốt nốt còn là một loại cây cảnh đẹp, cho tán rộng được trồng làm cây cho bóng mát tuyệt vời không khác gì cây dừa cảnh, cây cau vua hay kè bạc,… những loại cây cùng họ với nó.

Ngày nay giống cây này trở nên phổ biến và được trồng ở nhiều nơi: trong vườn nhà, khuôn viên các khu đô thị, khu nghỉ dưỡng, công viên,…. vừa tạo bóng mát bởi tán lá rộng, vừa giúp mang lại không khí trong lành cho ngôi nhà.

gia-tri-cua-cay-thot-not
Giá trị của cây thốt nốt

Đặc biệt, đã có rất nhiều cây được lai tạo thành tiểu cảnh trồng trong các hòn non bộ mang lại sự độc đáo cho ngôi nhà. Không những khiến khách khứa đến nhà phải trầm trồ khen ngợi, đây còn là nơi sống ảo lý tưởng cho các chị em.

Mang lại giá trị kinh tế cao

Một cây thốt nốt có thể thu từ 200 – 350 quả/cây/năm, tương đương 130 tấn quả/ha/năm. Với năng suất thu hoạch cao, dễ trồng, nhiều công dụng, thốt nốt ngày càng được trồng nhiều và phổ biến.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *