Kỹ thuật trồng cây giáng hương

3.8 (75%) 20 vote[s]

Cây giáng hương có tên khoa học là Pterocarpus macrocarpus, Sưa Trắng. Cây giáng hương có chiều cao trung bình là từ 20-30m. Cây thường thuộc nhóm cây thân gỗ, có thể cao đến 20-30m, đường kính thân từ 0,7-0,9m hoặc có thể hơn. Gốc có bạnh vè, thân cây thẳng, vỏ có màu xám, bong những vảy lớn không đều hay hơi nứt dọc, có nhựa mủ màu đỏ chảy ra khi bị vết xước. Hoa giáng hương rất đặc biệt, mọc thành cụm hình chùy ở nách lá, phủ lông màu nâu, dài 5-9cm. Hoa có màu vàng nghệ, cuống dài và nhiều lông, mùi rất thơm.

Công dụng của cây giáng hương: Cây được trồng tạo bóng mát trong công viên hoặc ven đường phố, trong khuôn viên trường học, bệnh viện. Mang lại nguồn không khí trong lành, cải thiện các vấn đề ô nhiễm. Gỗ giáng hương đem lại lợi ích kinh tế cao cho người dân. Được đánh giá là một trong những loại gỗ quý. Gỗ giáng hương rất đẹp và có mùi thơm nhẹ, cứng, rất ít nứt nẻ, không bị mối mọt. Đặc biệt là có vân hoa đẹp. Ngoài ra, gỗ giáng hương còn có giá trị trong việc chữa bệnh. Nhất là trong loại cây này có chứa hoạt chất chữa bệnh đái tháo đường tuýp 2.

ky-thuat-trong-cay-giang-huong

Giâm cành là một trong những phương pháp nhân giống vô tính, được sử dụng khá rộng rãi tỏng nghề trồng trọt, nhất là trong sản xuất cây ăn quả, cây công nghiệp…, và cả trông cây cảnh.

Đây là biện pháp sử dụng các đoạn cành bánh tẻ (hom giống)và tác động bằng kỹ thuật nông học là chính, để các yếu tố sinh học bên trong hom giống được đổi thay, có khả năng sinh ra rễ và thân mới, tức là một cây mới hoàn chỉnh có thể tự sinh trưởng, phát triển cho sản phẩm.

Cũng như các phương pháp nhân giống vô tính khác, giâm cành có ưu điểm cơ bản là giữ được hầu hết các đặc điểm của cây giống (cây mẹ), tức là cây mới được tạo ra không bị phân ly, biến dị. Đây là đặc tính rất quý trong việc chọn tạo giống mới.

Cây gỗ giáng hương là một loại cây thân gỗ quý, có thể trồng bằng cách gieo ươm hạt hoặc giâm cành. Dưới đây, tôi đã tổng hợp cách trồng cây giáng hương bằng phương pháp giâm cành.

ky-thuat-trong-cay-giang-huong

Kỹ thuật trồng cây giáng hương

1/ Chuẩn bị đất trồng:

– Chọn nơi trồng có nhiệt độ bình quân năm 22-27oC, tối cao tuyệt đối 36-43oC, tối thấp tuyệt đối 1,7-14,1oC. Lượng mưa 1268-2172 mm/năm, lượng bốc hơi 867-1436 mm/năm. Độ cao tuyệt đối dưới 700m, độ dốc thích hợp dưới 10 độ. Đất xám phát triển trên sa thạch, phiến sét, granít và đất đỏ badan, chua, thành phần cơ giới từ nhẹ đến nặng, thoát nước tốt.

– San ủi thực bì, đốt dọn , cày phá lâm bằng chảo 3.

– San bằng các gốc cây, gò mối, cày chảo 7 hai lần để đạt độ tơi của đất.

2/ Thiết kế mật độ trồng :

Thiết kế trồng rừng: tùy theo mục đích trồng mà có mật độ trồng khác nhau (1.100 cây/ha, 1.650 cây/ha hoặc 2.200cây/ha)

3/ Đào hố :

– Kích thước hố đào 30 cm x 30cm x 30cm trước khi trồng 15-20 ngày.

– Hố được đào trước và bón phân NPK (15-15-15) 50 gr – 100 gr/hố , phân được trộn đều dưới đáy hố với lớp đất mặt.

4/ Trồng cây :

– Trồng bằng cây con có bầu 6 tháng tuổi, trồng thuần loài hoặc hỗn giao với các loài Căm xe, Cẩm liên, Cà chít, Chiêu liêu, Bằng lăng, Trâm, Kơ nia

– Trước khi bỏ cây xuống hố cần phải xé túi bầu.

– Cho cây vào hố , giữ cây thẳng đứng, sau đó lấp đất, cách mặt đất từ 3 – 4 cm, dùng tay ấn chặt vào gốc cây.

-Trồng vào đầu tháng 6 đến giữa tháng 8, tránh tiểu hạn vào giữa tháng 7.

5/ Chăm sóc :

– Sau khi trồng 1 tuần đến 10 ngày, những cây chết phải được dặm ngay.

– Làm cỏ vun gốc 1 tháng sau khi trồng.

– Hàng năm định kỳ 6 tháng làm cỏ, bón phân, vun gốc một lần, lượng phân bón (100gr NPK )/1ần bón. Bón phân trong 3 năm đầu.

– Thực bì rừng kiệt hay phục hồi sau rẫy xử lý bằng cách phát dọn theo băng hẹp đảm bảo độ tàn che ban đầu 0,25-0,5, sau đó mở dần đến năm thứ 4 trở đi có thể mở tán hoàn toàn.

Mở rộng:

Ở Băng Cốc cây trồng 8 tuổi cao 7,28m, đường kính đạt 11,58cm, đến 18 tuổi đạt 14,9m về chiều cao và 25,9cm về đường kính.

Ở nước ta Giáng hương 39 tuổi trồng thuần loài trên đất đỏ ba zan có chiều cao khoảng 22m, đường kính từ 20-28 cm, cây lớn nhất là 48,4cm đạt kích cỡ gỗ lớn dùng trong xây dựng.

Thử nghiệm trồng 1998 ở Krông Pach, ĐắkLắk trên đất đỏ bazan, sau 5 năm tỷ lệ sống 100%, cây cao 7,1m, đường kính 9,2cm chứng tỏ ở giai đoạn này khả năng sinh trưởng của Giáng hương là khá tốt.

Thử nghiệm trồng năm 1947 ở Eakmat, Buôn Mê Thuột, Dak Lak trên đất đỏ bazan có độ phì cao vừa mới phát dọn rừng hỗn giao lá rộng nghèo kiệt. Kết quả sau 52 năm cây đạt 16m về chiều cao và 28,5cm về đường kính, nếu so với Căm xe cũng trồng ở khu vực này lượng tăng trưởng bình quân năm của Giáng hương có kém hơn chút ít nhưng vẫn đạt được mức sinh trưởng khá.

Chăm sóc Cây Giáng Hương sau khi trồng:

Một tuần sau khi trồng cây cần phải tiến hành kiểm tra tổng thể để phát hiện và trồng dặm cây khác ngay vào những chỗ cây bị chết. Sau một tháng cần phải tiến hành làm cỏ, ở việc làm cỏ phải chú ý cẩn thận tránh làm cho cây bị chết. Ngoài ra, vào hàng năm thì định kỳ cứ 6 tháng phải làm cỏ, bón phân và vun gốc một lần, lượng phân bón cho một lần là 100 gram NPK.

Chúng tôi có nhận trồng cây công trình trên Toàn quốc . Quý khách có nhu cầu xin liên hệ: 0971.055.578

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *