Ngày nay, những gia đình có nguồn tài chính mạnh sẵn sàng đầu tư cho các sản phẩm nội thất gỗ hương tuyệt đẹp. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu gỗ hương là gì, đặc điểm sinh thái và ứng dụng của gỗ hương giúp bạn mua được gỗ hương chất lượng cao.
Gỗ hương là gì, đặc điểm sinh thái và ứng dụng của gỗ hương
Gỗ hương là gì, nguồn gốc của gỗ hương
– Cây gỗ hương, còn gọi cây giáng hương, có tên tiếng Anh là Padouk (Barwood, Mbel, Barwood, Corail, Camwood ), tên khoa học gọi là Pterocarpus macrocarpus. Cây gỗ hương là một loài cây họ Đậu thân gỗ lớn, có nhiều ở vùng Đông Nam Á, Đông Bắc Ấn Độ và Nam Phi. Cây gỗ hương cũng thuộc nhóm I trong danh sách gỗ Việt Nam.
– Chiều cao cây gỗ hương thường đạt 30-35 m, đường kính có thể lên tới 100 cm. Gốc cây thường có bạnh vè, vỏ cây màu xám nâu, nứt dọc sau đó bong vảy lớn. Vết vỏ cây đẽo vàng nhạt khá dày, rớm nhựa hơi đỏ.
– Lá cây gỗ hương có hai dạng là lá kép và lá chét. Lá kép hình lông chim, mọc cách dài từ 15-25 cm, mang từ 7-11 lá chét. Lá chét hình trái xoan hoặc trái trứng, đầu có mũi hơi tù, đuôi gần tròn và hơi lệch, dài khoảng 5-11 cm và rộng 2-5 cm, mặt trên xanh bóng, lúc non phủ nhiều lông.
– Cây gỗ hương có hoa vàng mọc thành chùm viên ở phần nách lá, kích thước không đều, đài hoa có hình chuông có 5 răng. Tràng hoa có màu vàng nhạt, cánh tràng có cuống dài, phủ nhiều lông. Nhị 10 chỉ nhị hợp gốc, bao phấn hoa đính lưng, nhụy có cuống, hoa có mùi thơm nhẹ.
– Quả đậu cây gỗ hương không nứt, tròn và dẹt đường kính quả từ 5-8 cm, đầu nhụy cong về phía cuống quả, khi quả chín màu nâu vàng nhạt. Mép quả mỏng như cánh. Cây gỗ hương phát triển tương đối chậm, hoa nở vào tháng 1-4, mùa ra quả tháng 4-6. Cây thường rụng lá vào mùa khô.
Đặc tính phân bố của gỗ hương
Ở Việt Nam, gỗ hương được biết đến với nhiều tên gọi tùy theo vùng miền như hương nghệ, hương đá, hương huyết, hương xoàn v.v…. Loài cây này thường mọc ở độ cao 100-800 m so với mực nước biển, là giống cây ưa sáng phổ biến trong các khu rừng thưa, tán lá rộng sinh trưởng tốt ở nơi có khí hậu khô, nóng.
Cây gỗ hương mọc chủ yếu ở các tỉnh Tây Nguyên, Nam Bộ, Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum, Phú Yên, Đồng Nai và Tây Ninh. Cây gỗ hương phù hợp với nhiều loại đất như đất xám, đất đỏ bazan, đất khô nghèo dinh dưỡng. Khả năng tái sinh hạt kém, nhưng tái sinh chồi khá mạnh.
Đặc điểm nhận biết gỗ hương
Hầu hết đại đa số bạn đọc đều có những băn khoăn gỗ hương có tốt không như sau:
Gỗ hương có nứt không?
Những sản phẩm từ gỗ hương đều rất bền chắc ít bị nứt nẻ và mối mọt do thân gỗ hương chứa nhiều dầu. Khi cầm thanh gỗ hương, có thể dễ dàng cảm thấy thanh gỗ rất khô và cứng cáp, chắc và nặng, khi ngửi có mùi thơm đặc trưng rất dễ chịu.
Gỗ hương có mối mọt không?
Người xưa thường nhận biết gỗ hương bằng cách ngâm gỗ hương vào nước vì khi ngâm, nước ngâm sẽ chuyển dần từ màu trắng sáng màu xanh nước chè. Những sản phẩm được làm từ gỗ hương cũng không hề bị mối mọt vì thân gỗ hương chứa nhiều dầu, đây như và chất bảo quản gỗ hương không gây ảnh hưởng tới người sử dụng.
Gỗ hương có bền không?
Quan sát bề mặt gỗ hương thấy có màu đỏ hoặc vàng, nhìn kỹ thấy vân gỗ hương đẹp có chiều sâu, tom gỗ nhỏ và mịn có nhiều dải màu sắc, thớ gỗ rất dai và dẻo. Sản phẩm được làm từ gỗ hương có tuổi thọ trên >100 năm nên độ bền rất tốt.
Gỗ hương có độc không và gỗ hương có quý không?
Theo các công bố khoa học về tính chất của gỗ hương, gỗ hương nguyên chất không hề độc; đồng thời, gỗ hương là gỗ quý vì nó thuộc dòng gỗ quý nhóm I trong danh sách gỗ Việt Nam.
Gỗ hương được ứng dụng rộng rãi trong ngành nội thất, chủ yếu là được sử dụng làm tạc tượng, làm bàn ghế sofa gỗ và làm đồ thủ công mỹ nghệ cao cấp. Từ xưa đến nay, không có ai đóng giường ngủ với gỗ hương bởi quan niệm dân gian gỗ hương đóng giường ngủ là không tốt, không nên nằm lên gỗ hương hoặc sinh hoạt riêng tư trên nội thất gỗ hương. Đặc biệt, gỗ hương rất được chuộng để đóng tượng gỗ đủ mọi thể loại, ý tưởng và hình dáng.