Cây Măng Cụt được xem là Nữ Hoàng của Cây Ăn Trái nhiệt đới và được rất nhiều người ưa chuộng bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng. Cây được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Philippines, Indonêsia và Việt nam.
Đặt điểm hình thái cây măng cụt
– Măng cụt là loại cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, cây có chiều cao trung bình hơn 10m.
– Lá măng cụt cứng và dày, mặt trên của lá bóng, màu xanh sẫm, còn mặt dưới của lá thì màu xanh nhạt hơn.
– Hoa lưỡng tính, có màu trắng hoặc hồng nhạt rất đẹp, cụm hoa đực có từ 3-9 hoa có lá bắc.
– Quả măng cụt có dạng hình cầu trong. Khi non vỏ quả có màu xanh đọt chuối, khi già gần chín thì vỏ quả chuyển màu hơi tím và có những đốm nhỏ tím hồng. Khi quả chín hẳn thì vỏ sẽ chuyển dần sang màu đỏ tím. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, ăn rất thơm và ngọt. Phía cuống vẫn còn 4 đài hoa.
Măng Cụt trồng bao lâu có trái?
Cây Măng Cụt chỉ cho trái khi cây trồng 8-10 tuổi hay lâu hơn nữa tuỳ vào phương pháp chăm sóc. Trái Măng Cụt thông thường có trọng lượng >80g, vỏ trái tươi láng, không dính mủ mới là trái đạt tiêu chuẩn.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc là yếu tố quyết định đến năng suất và thời gian của cây. Măng Cụt cần phải được trồng trên đất giàu dinh dưỡng, ở những vùng không quá khô hay quá ẩm. Cây yêu cầu lượng mưa thấp nhất phải là 1270mm/năm.
Nhiệt độ thích hợp cho cây phát triển ở vào khoảng 25-35oC và ẩm độ không khí thấp nhất là 80%. Trong những năm đầu trồng ra ruộng sản xuất Măng Cụt cần phải được che bóng để giảm bớt ánh nắng mặt trời trực tiếp đến với cây. Nếu không ánh sáng mặt trời có thể làm hư hại đỉnh sinh trưởng cây chậm phát triển.
Ngoài ra, Bà con cần phải bón phân đúng liều lượng theo từng giai đoạn. Chú ý, làm cỏ định kỳ, tỉa cành tạo tán, phòng trừ sâu bệnh kịp thời thì cây mới có thể cho trái đúng độ tuổi.