Cây Măng Cụt có tên khoa học là: Garcinia mangostana, thuộc họ Bứa (Clusiaceae), là loại Cây Ăn trái thuộc vùng Nhiệt Đới có nguồn gốc từ: Malaysia, từ Malacca qua Moluku, ngày ngay bắt gặp khắp Đông Nam Á, Ấn Độ, Myanma cũng như ở Sri Lanka, Philippine được các nhà truyền Đạo Gia Tô di thực vào Việt Nam, trồng nhiều ở các tỉnh Tây Ninh, Gia Định, Thủ Dầu Một.
Cây gỗ, cao 8 – 10m, đường kính 25 – 35cm. Chia cành thấp, vỏ có nhưa mủ vàng. Lá đơn, mọc đối, hình thuỗn nhọn dày về phía đầu, cuống thô. Hoa tạp tính. Cụm hoa đực 3 – 9 hoa, có lá bắc, cánh đài và cánh tràng 4, nhị nhiều, chỉ nhị ngắn, bao phấn 2 ô. Hoa lưỡng tính, cánh đài và cánh tràng 4, nhị đực 16 – 17, bầu 5 – 8 ô, mỗi ô chứa một noãn.
Quả màu tím có đài tồn tại. Hạt có lớp áo, màu trắng bao bọc thành những múi không đều thường chỉ có 1 – 2 múi có hạt, còn lại bị lép.
Phân bố
Cây phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam A: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam, Malaixia, Nam Philipin, Nam Ấn Độ, Silanca.
Điều kiện Sinh thái
Cây thích hợp ở các vùng nhiệt đới, nhiệt độ 25-35oC, lượng mưa 1200mm. Măng Cụt ưa đất tươi xốp, ẩm nhưng thoát nước, giàu dinh dưỡng. Cây trồng rất phổ biến ở các tỉnh Tây Ninh Sông Bé để lấy quả ăn.
Mùa hoa tháng 1 – 2 – 3. Mùa quả tháng 5 – 6 – 7
Công dụng
Gỗ không tốt chỉ được dùng trong các công dụng địa phương. Vỏ quả dùng làm thuốc, chữa ỉa chảy, tháo dạ