Cây Măng Cụt thuộc cây ăn quả nhiệt đới được trồng nhiều ở Thái Lan, Mã lai, Indonêsia và Việt nam. Măng cụt là loại trái cây được nhiều người ưa chuộng và dược xem như là nữ hoàng của cây ăn trái nhiệt đới bởi lẽ dáng trái đẹp và chứa nhiều chất bổ dưỡng
Thông tin chi tiết
Tên thường gọi: Cây măng cụt
Tên khoa học: Garcinia mangostana
Họ thực vật: Clusiaceae (Bứa)
Nguồn gốc: từ Mã Lai, Nam Dương
Phân bố ở Việt Nam: phân bố rộng rãi ở các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt là Lái Thiêu, Bình Dương.
Đặc điểm hình thái cây măng cụt
– Măng cụt là loại cây thân gỗ, phân nhiều cành nhánh, cây có chiều cao trung bình hơn 10m.
– Lá măng cụt cứng và dày, mặt trên của lá bóng, màu xanh sẫm, còn mặt dưới của lá thì màu xanh nhạt hơn.
– Hoa lưỡng tính, có màu trắng hoặc hồng nhạt rất đẹp, cụm hoa đực có từ 3-9 hoa có lá bắc.
– Quả măng cụt có dạng hình cầu trong. Khi non vỏ quả có màu xanh đọt chuối, khi già gần chín thì vỏ quả chuyển màu hơi tím và có những đốm nhỏ tím hồng. Khi quả chín hẳn thì vỏ sẽ chuyển dần sang màu đỏ tím. Trong quả có từ 6 đến 18 hạt, ăn rất thơm và ngọt. Phía cuống vẫn còn 4 đài hoa.
Cách chăm sóc cây măng cụt
Đất trồng:
Cây có thể sinh trưởng và phát triển được trên nhiều loại đất khác nhau, nhưng tốt nhất là nên trồng cây ở những nơi đất sét giàu dinh dưỡng, có khả năng thoát nước tốt và gần nguồn nước.
Nước tưới:
Cần cung cấp một lượng nước vừa đủ làm ẩm đất để cây có thể phát triển tốt nhất. Nếu thiếu nước cây sẽ chậm lớn. Đặc biệt giai đoạn sau khi cây trổ hoa, đậu trái, nếu thiếu nước trái măng cụt nhỏ và kém chất lượng.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp để măng cụt phát triển là ở vào khoảng 25-35oC, nhiệt độ thấp hơn 20oC cây sẽ phát triển chậm, ẩm độ không khí thấp nhất là 80%.
Phân bón:
Tùy vào độ tuổi của cây, đường kính tán và tình trạng sức khỏe mà bạn cần bón phân cho đúng và đủ liều lượng.