Cây me chua có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới Châu Phi. Cho tới nay cây đã được trồng rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á trong đó có Việt Nam. Me là cây cảnh được trồng chủ yếu để lấy bóng mát, làm gia vị thậm chí cây còn có tác dụng hữu ích trong y học dân gian.
Cây me là một loại cây ăn quả có nguồn gốc xuất xứ từ Ấn Độ và các vùng nhiệt đới của Châu Phi. Nó là một loại cây khá thân thuộc đối với tất cả mọi người dân nước Việt Nam, là hình ảnh gắn bó lâu đời. Cây là một biểu tượng cho sự cần mẫn, nỗ lực, vươn lên trước mọi thử thách, khó khăn, đồng thời cây cũng chính là những may mắn, sự sung túc, thịnh vượng cho mọi nhà.
Loại cây này không chỉ mang lại nhiều lợi ích, đóng góp vào các giá trị cho văn hóa, ẩm thực, cảnh quan mà còn lại một thầy thuốc chữa được nhiều bệnh cho nhà nhà. Để biết loại cây này thần kỳ đến thế nào, hãy cùng tham khảo bài viết dưới này nhé.
Giới thiệu chi tiết về cây me công trình
Lý do gì mà loại cây nay lại được trồng phổ biến và được nhiều người ưa chuộng như thế, hãy cùng khám phá ngay nhé
Đây là một loại cây ăn quả, cây công trình phổ biến tại nhiều quốc gia. Trong tiếng Ả Rập, cây me được gọi là tamr hindī – nghĩa là trái chà là Ấn Độ, người Malaysia thường gọi quả me là asam theo tiếng Mã Lai, người Ấn độ sẽ gọi là Imlee, Tiếng Sinhala có tên gọi là Siyambala, còn tiếng Telugu là Chintachettu…
Cây công trình này được trồng phổ biến tại nhiều quốc gia.
Tên thường gọi: me, me tây, muồng ngũ, cây ròng
Tên khoa học: Tamarindus indica
Họ thực vật: Đậu (tiếng Anh là Fabaceae)
Nguồn gốc xuất xứ: Ấn Độ, vùng nhiệt đới Châu Phi
Phân bố: rộng rãi ở nhiều nước nhiệt đới Châu Á trong đó có Việt Nam
Cây me không những có thể cho ra những quả ngon, cây còn được sử dụng để tạo bóng mát như các cây xoài, mít… Điều đặc biệt là cây có thể tạo ra đa dạng ẩm thực, nước giải khát, ngoài ra còn có những công dụng chữa bệnh cho mọi nhà.
Cây me gồm có nhiều loại, me cảnh, me cổ thụ, me bonsai nhưng về phương pháp trồng, chăm sóc và đặc điểm hình thái thì chúng lại không có gì khác nhau.
Loại cây này được trồng để lấy bóng mát giống như cây vú sữa, cây mít, cây xoài, cây muồng hoàng yến….
Cây me bonsai thì thường xanh tốt với lớp vỏ thô ráp hơi đen, thân cây dẻo dễ uốn tạo dáng. Lá mọc xen kẽ với những chiếc lá non nhỏ giống hình lông chim. Hoa me bonsai có màu vàng nhạt, quả mọc thành từng chùm, hạt hình đậu. Cây me bonsai thường được sử dụng để nhân tạo thành các hình dáng đẹp và lạ mắt, rất thích hợp để thiết kế sân vườn biệt thự, sân thượng, hiên nhà nhà phố…
Cây me cổ thụ hay gọi là cây me công trình thường được trồng nhiều ở hàng rào ven đường, các công trình đô thị để tạo bóng mát.
Đặc điểm của cây me công trình
Với xuất phát từ Ấn Độ, vùng nhiệt đới của Châu Phi, cây me mang những đặc điểm về hình thái và sinh trưởng như sau:
Đây là loại cây thuộc cây thân gỗ, trưởng thành với chiều cao trung bình khoảng 20m, lá cây thường xanh tốt quanh năm, đối với mùa khô thì lá hơi chuyển sang màu vàng, tuy nhiên lá không rụng hết. Gỗ của loại cây này khá cứng, nhất là phần lõi của cây, lớp dác gỗ thì mềm và có màu ánh vàng. Lá của me có dạng lá kép lông chim, mỗi cành lá bao gồm từ 10 – 40 lá nhỏ.
Hoa me mọc thành từng chùm gần giống hoa cây tử đằng, có màu vàng, cụm hoa mọc với trục kéo dài và có nhiều cuống nhỏ. Mỗi cuống nhỏ đều chứa một hoa, giống như hoa cây đậu lupin.
Quả me có màu nâu, nhưng khi cạo đi lớp vỏ bên ngoài thì me lại có màu xanh, bên trong quả có chứa phần thịt và phần hạt, phần cùi me rất chua, khi chín thì chuyển dần sang vị ngọt, quả me non rất hay được sử dụng để tạo vị cho các món ăn, trong mỗi quả me đều có nhiều hạt, hạt được bao bọc bởi lớp vỏ cứng.
Tuy là loại cây sống khá lâu năm so với những loại khác nhưng lại có tốc độ sinh trưởng khá chậm. Một cây me nếu khỏe mạnh sẽ phát triển và cao lên từ 30 đến 90cm mỗi năm cho đến khi đạt chiều cao trưởng thành từ 12 đến 18 mét sẽ có dấu hiệu dừng lại.