Cây mít công trình có nguồn gốc từ Ấn Độ là nơi có nhiệt độ và lượng mưa nhiều giống như Miền Nam Việt Nam. Tiếp theo đó là sự nhân giống tại các nước Đông Nam Á, Thái Lan, Băng La Đét,và tại Việt Nam cây mít công trình không biết trồng được rõ từ bao giờ nhưng đối với người dân thì cây mít công trình là cây ăn trái và được đánh giá cao về độ thơm ngon và dinh dưỡng của nó mang lại
Tại Việt Nam cây mít công trình được trồng nhiều ở các nơi,những nơi đất nghèo dinh dưỡng cây cũng có thể phát triển được.
Một số cây công trình đang được quan tâm: Cây đa búp đỏ, cây bách xanh, cây bàng đài loan, cây mít công trình, cây tùng bách, cây lộc vừng,cây sấu công trình, cây phượng công trình , cây sung công trình,cây xoài công trình, cây cau vua công trình cây lộc vừng
Cây mít vốn đã quen thuộc với đông đảo mọi người. Hiện nay loại cây ăn quả này đang được ứng dụng làm cây cảnh cho các thiết kế sân vườn đẹp mang đến không gian kiến trúc vừa thân thiện, gần gũi lại hiệu quả kinh tế cao
Đặc điểm của cây mít công trình
Cây mít có bộ rễ rất sâu, nên luôn tìm được nguồn nước mà không cần phải thường xuyên tưới nước.
Cây chịu hạn tốt và có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như:
Đất sỏi đá, đất bạc màu nhưng đặc biệt lại phát triển tốt trên nền đến phù sa
Cây mít công trình là cây thân gỗ,tuổi thọ cao,gỗ của cây được xếp vào hạng gỗ quý. Được sử dụng để thiết kế đồ nội thất trong gia đình. Cây mít trung bình có độ cao từ 12-16m. Sau khi trồng được 3 năm sẽ có quả. Thân cây mít hơi nhẵn có màu nâu đen.
Cây mít công trình có lá to như lá đa và cũng có độ dày và cứng tương ứng
Hoa cây mít lại khônng có nhưng lại có những quả nhỏ, mọc ra từ thân nên người ta gọi là dái mít.
Mít có nhiều loại : Mít mật, mít dai, mít ướt,mít tố nữ,mít thái,…