Thi công công trình cây xanh tại Bình Long

Rate this post

Cảnh quan là một phần không thể thiếu được đối với đời sống con người hiện nay. Đặc Biệt trong giai đoạn này, khi mức độ đô thị hóa ngày càng phát triển nhu cầu về cảnh quan cây xanh của con người càng lớn. Cảnh quan m

ôi trường xanh đem lại cho con người rất nhiều giá trị lợi ích về nhiều mặt như: Giá trị về mặt tinh thần, sức khỏe và văn hóa. Chính vì giá trị to lớn của cảnh quan môi trường đem lại cho con người như vậy, việc trồng cây và tạo cảnh quan là việc làm hết sức cần thiết cho môi trường xung quanh ta.

Do tính đặc thù của ngành lâm nghiệp cũng như kiến trúc cảnh quan đô thị như vậy. Kỹ thuật thi công trồng cây xanh là một công việc đòi hỏi người thi công phải có trình độ kiến thức kỹ thuật lâm sinh đồng thời phải có con mắt thẩm mỹ. Trên thực tế hiện nay chiếm tỉ lệ phần lớn các công ty cây xanh đô thị đểu thực hiện chưa đúng về kỹ thuật thi công dẫn đến cây sinh trưởng và phát triển không tốt, cây yếu dần và chết.

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cây bị yếu hoặc chết là do trong quá trình thi công không cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây phát triển, kỹ thuật trồng không đúng, kỹ thuật chăm sóc không theo quy trình hay phần lớn vì lợi nhuận mà không cung cấp đầy đủ các chất để nuôi cây…vv

Chính vì điều này, chúng tôi đưa ra cho bạn đọc trong bài này quy trình chuẩn và những lưu ý trong quá trình thi công trồng cây xanh

5 Bước quan trọng trong quy trình thi công trồng cây xanh đô thị

Bước 1: Khảo sát và chuẩn bị mặt bằng công trình thi công

Đây là bước rất quan trọng trong quá trình thi công trồng cây xanh đô thị trong bước này ta cần lưu ý đến 1 số điểm như sau;

Nguồn Nước tại khu vực dự án: Đây là yếu tố quan trong cho việc trồng và chăm sóc cảnh quan cây xanh về sau này, khi kỹ thuật viên đi khảo sát phải trả lời những câu hỏi như: Nguồn nước tại dự án lấy ở đâu?, có hay không, nguồn nước đến khu vực triển khai dự án khoảng cách bao xa? Chất lượng nguồn nước thế nào(Nước giếng khoan, nước sông, ao hay nước máy), có thuận tiện khó khăn cho việc sử dụng hay không?

Thổ Nhưỡng tại dự án: Thổ nhưỡng là yếu tố quyết định đến tình hình sinh trưởng và phát triển của các loại cây trồng làm cảnh quan vì vậy, khi khảo sát kỹ thuật viên cần xem xét một số nhân tố sau: Đất tại khu vực công trình là loại đất gì(đất thit, đất cát, đất đỏ hay đất phù xa, đất sét …vv), Tầng đất dày hay mỏng, đất có phèn hay không, vào các tháng mùa khô có bị ngập mặn hay không. Nếu trên mái nhà hoặc trên các tầng các máng bồn có đủ lớn để trồng cây hay không. (Cây hoa bụi độ cao bồn tối thiểu là 30 cm, cây bóng mát là 60cm)

Mặt Bằng Dự Án: Trong quá trình thi công các công trình cảnh quan việc khảo sát mặt bằng rất quan trọng vì mặt bằng ảnh hưởng đến tiến độ, chât lượng và mỹ quan của các công trình đô thị và cảnh quan. Do vậy, việc khảo sát kỹ lượng mặt bằng thi công là công việc các kỹ thuật viên phải làm và chú ý một số điểm như sau: Mặt bằng hiện trạng của dự án như thế nào(đã san bằng hay chưa? Cần phải đổ thêm hay làm thêm gì nữa không), Mặt bằng có đá, sỏi, xà bần nhiều không? Thực bì của dự án thế nào, nhiều hay ít? Các loại thực bì gì?(cỏ cây bụi, hay cây lớn…vv). Với dự án cao tầng mặt bằng tập kết vật tư như thế nào? tập kết ở đâu và tập kết được trong bao lâu?

Bên cạnh đó cũng cần quan sát xem cả về mặt địa hình của khu vực thi công để biết rằng: Địa hình cao hay thấp, vào mua mưa có ngập nước không, điểm tập kết vật tư có thuận lợi hay không. Địa hình có thuận lợi cho việc vận chuyển di dời các loại vật liệu hay không, Dự án vận chuyển vật tư bằng phương tiện gì(vận thang, thang máy hay thủ công…vv), các bồn trồng cây đã có chưa, nếu chưa thì bao giờ hoàn thành? Xe vận chuyển vật tư vào công trình như thế nào? Có bị cấm tải không?

Ngoài các yếu tố trên còn cần đến các yếu tố khác như: ‘Quanh khu vực dự án đã có những loại cây trồng gì? Sinh trưởng ra sao? Các cây trồng trong bảng khối lượng Khách hàng yêu cầu có phù hợp với thực tế của khu vực dự án hay không? Nếu trồng trên mái nhà các loại này có phù hợp hay không? Khách hàng muốn trồng những loại cây trồng gì? Tư vấn cho khách hàng loại cây trồng phù hợp, Đo lại kích thước thực tế nếu dự án không có bản vẽ, ghi chú lại các khu vực như thiếu nắng, khó tưới nước, khó thi công, ….

Bước 2: Vận chuyển cây, vật tư và định vị hố trồng

Sau khi khảo sát kỹ lưỡng các yếu tố ta tiến hành bước tiếp theo:

Vận chuyển cây đến khu vực dự án: Vận chuyển cây cũng là khâu quyết định đến chất lượng thi công và ảnh hưởng đến tình hình sinh trưởng và phát triển của cây về sau này. Trong khâu này ta cần chú ý một số điểm như sau: Không được để vỡ bầu trong quá trình vận chuyển, cây phải được bó bầu kỹ, bó gọn toàn bộ tán lá và trong quá trình đưa lên, đưa xuống xe phải hết sức cẩn thận đặc biệt đối với cây to, cây cổ thụ và một số loại cây khó trồng như Ngọc Lan Trắng, Long Não, Thông..vvv. Vận chuyển nên dùng xe tải cẩu chuyên dụng, nếu đường xa nên dùng Container để vận chuyển.

Vật tư trồng cây xanh đô thị: Trong quy trình đầy đủ trồng cây xanh đô thị, vật tư để trồng đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây theo thời gian bao gồm các vật tư chủ yếu như sau:

+ Phân hữu cơ: Phân hữu cơ rất cần thiết trong quy trình trồng cây xanh ngoài việc cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây (rất bền theo thời gian) ngoài ra còn giúp cải tạo đất làm cho đất tơi xốp, tăng độ phì cho đất cải thiện các tính chất cơ lý của đất. Thông thường dùng khoảng 5kg đến 10kg cho 1 gốc cây xanh(thường chiếm 30% hỗn hợp bón lót trước khi trồng) hàm lượng này tùy thuộc vào cây lớn nhỏ.

+ Sơ Dừa: Sơ Dừa là thành phần không thể thiếu được trong quá trình trồng cây xanh cây công trình. Sơ dừa có tác dụng giữ ẩm, tạo độ thoáng khí cho dễ, ngoài ra, Sơ dừa còn có tác dụng khử phèn ở một số vùng bị nhiễm phèn. Hàm lượng thông thường chiếm 30% hỗn hợp bón lót trước khi trồng

+ Phân Lân nung chảy: Phân lân là thành phần đa lượng giúp cây phát triển bộ rễ, cành chồi. Bên cạnh đó, nó còn giúp cho cây rửa phèn cục bộ rất hữu hiệu. tùy theo loài cây và tính chất đất tại mỗi nơi mà hàm lượng dùng khác nhau. thông thường dùng 1kg/1 cây xanh.

+ Đất Trồng: Đất trồng cây cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vì vậy trong hỗn hợp trồng cây cần phải bổ sung thêm đất có hàm lượng dinh dưỡng cao thông thường ta dùng đất mặt dưới rừng hoặc dùng đất đỏ Bazan để trộn cùng hỗn hợp lót hố trồng tỉ lệ thông thường chiếm từ 35% đến 40% hỗn hợp trồng.

Ngoài ra để tăng tỉ lệ sống đảm bảo chất dinh dưỡng lâu dài cho cây hấp thụ, ta có thể bổ sung lúc đầu (bón lót) các loại phân đa lượng như NPK, Tro, Trấu và một số xác thực vật như Khô đậu, Rơm các vật liệu khô khác.

Định vị hố trồng cây xanh đô thị: Để đảm bảo đúng với thiết kế và quy hoạch cây xanh cảnh quan việc tiến hành định vị các hố trồng và khu vực trồng là hết sức cần thiết có nhiều cách định vị các hố trồng. Có hai trường hợp phổ biến:

+ Trường hợp đơn giản: Đối với khu vực thi công đơn giản dễ định vị thông thường ta dùng thước đo dài xác định các vị trí hố cây đầu hoặc hố cây cuối sau đó các cây còn lại ta đo theo khoảng cách trồng và mật độ theo quy định trên bản vẽ thiết kế(cách này không được chính xác nhưng vẫn đảm bảo được thi công)

+ Trường hợp phức tạp: Thông thường với các trường hợp này ta dùng các loại máy đo xác định tọa độ một cách chính xác, Bằng cách sau khi lấy tọa độ các hố trồng cây trên bản vẽ rồi, sau đó tiến hành dùng máy đo để định vị lại chúng ngoài thực địa: có thể dùng máy Kinh vĩ, Toàn đạc có độ chính xác cao để xác định

Bước 3: Đào hố và Trồng cây xanh công trình

Sau khi đã vận chuyển tập kết cây, vật tư trồng và định vị hố ta tiến hành các công đoạn tiếp theo của quy trình

Đào hố trồng cây công trình:

Kích thước hố trồng phụ thuộc vào bầu cây trồng, thông thường ta đào kích thước hố lớn hơn bầu cây từ 25cm đến 35cm. Các kích thước phổ biến:

+ 40cmX40cmx40cm

+ 60cmX60cmx60cm

+ 70cmX70cmx70cm

Kỹ thuật đào hố tùy thuộc vào địa hình mà ta thực hiện bằng thủ công hoặc cơ giới

+ Đào hố bằng thủ công: Dùng các dụng cụ như xà beng, cuốc xẻng hoặc Len cặp thép để đào hố theo các cọc tiêu đã được định vị ở Bước 2, đào hố tròn hoặc vuông đều kích thước và hình dạng phụ thuộc vào bầu của cây đảm bảo hố rộng hơn khoảng 25cm so với kích thước bầu, phải đảm bảo sau khi đặt cây còn có khoảng trống cho hỗn hợp phân, đất, sơ dừa xuống đều.

+ Đào hố bằng phương pháp cơ giới: Áp dụng cho những địa hình dễ thực hiện, địa hình rộng như đường phố, công viên hoặc nhà máy có diện tích lớn số lượng hố trồng nhiều. Ta có thể sử dụng máy múc đất loại 0,3m đến máy múc 0,5m để thực hiện múc hố hoặc có thể dùng máy cày có gắn mũi khoan hố để thực hiện. Trong hai loại máy cơ giới này thì máy khoan sẽ thực hiện năng suất hơn máy múc nên thông thường ta nên trọn loại này. Một số trường hợp có thể dùng máy khoan cầm tay để thực hiện, trường hợp này áp dụng cho những vị trí không thể đưa xe cơ giới vào.

Trộn hỗn hợp đất và trồng cây

Sau khi đào hố trồng cây ta tiến hành đổ toàn bộ 50% hỗn hợp gồm Phân hữu cơ, Sơ dừa, đất dinh dưỡng…vv vào hố trồng và trộn đều, sau đó đặt cây vào hố trồng rồi cho 50% hỗn hợp còn lại vào xung quanh hố trồng. Điểm lưu ý cần chỉnh cây trồng sao cho bề mặt của bầu cây cách mặt đất tự nhiên khoảng 3cm đến 5cm, theo kinh nghiệm của chúng tôi đây là quy cách chuẩn để cây phát triển bình thường. khi đã lấp hỗn hợp xong ta tiến hành buộc cây chống vào thân cây để cố định cây. Cuối cùng tưới nước cho cây sau khi trồng. Quy trình trồng rất đơn giản tuy nhiên chúng tôi có một số lưu ý đối với một số trường hợp như sau:

+ Khi đặt cây vào trồng cần phải lưu ý đến cao độ của bầu trồng sao cho đúng độ cao so với mặt đất tự nhiên, có thể đặt thủ công bằng sức người hoặc dùng máy múc, hoặc dùng cần cẩu để đặt cây vào hố(tùy thuộc vào địa hình cũng như điều kiện thi công), quá trình đặt cây vào hố phải hết sức cẩn thận không để vỡ bầu cây, không làm chầy xước thân cây ảnh hưởng đến cây về sau này

+ Ngắm cho cây nằm đúng vị trí trồng sao cho phải thẳng hàng hoặc đúng tọa độ đã được thiết kế trồng, làm rãnh thoát nước tránh để đọng nước quanh gốc cây, có một số trường hợp do đặc điểm địa hình ở những vùng trũng nước hay có nguy cơ bị ngập úng thì bắt buộc phải trồng bầu nổi có nghĩa trồng bầu cao hơn mặt đất tự nhiên

+ Đối với một số cây khó trồng như Ngọc Lan Trắng, Long Não, Thông…vv nên trồng bầu bán nổi có nghĩa ta sẽ tiến hành trồng 1/2 bầu cao hơn mặt đất tự nhiên làm theo cách này sẽ giảm tỉ lệ chết xuống nhiều lần.

+ Cây trống phải được buộc chắc vào thân cây đem trồng, chiều cao chuẩn của cây chống bằng 2/3 chiều cao cây trồng, nên dùng dây nilon màu đen để buộc tránh dùng đinh hay các vật dụng khác đóng vào thân cây. Chân các cây chống phải được đào hố hoặc bắt đinh bê tông để cố định, không cho xê dịch làm cây lung lay sẽ động đến rễ.

Bước 4: Chăm sóc cây xanh sau khi trồng 30 ngày

Cây xanh sau khi trồng 30 ngày là giai đoạn quan trọng, nó quyết định tỉ lệ sống của cả giai đoạn về sau của cây. Vì vậy, trong giai đoạn này chúng ta phải chăm sóc hết sức cẩn thận và đặc biệt lưu ý những công việc sau:

+ Trong vòng 30 ngày đầu sau khi trồng cây phải được cung cấp nước đầy đủ để giữ độ ẩm cho cây. Lượng nước ở đây chỉ cần vừa đủ, thông thường tưới 2 lần/ngày vào những ngày nắng và 1 lần vào những ngày bình thường. Trong giai đoạn này nếu chế độ nước quá nhiều cũng sẽ làm cho cây ngập úng và chết(hệ rễ còn đang yếu do tổn thương trong quá trình trồng). Vào mùa mưa lũ cần phải có phương án thoát nước để tránh cây chết.

+ Tránh thoát hơi nước cho cây bằng cách bỏ bớt lá trên cây nếu cây còn nhiều lá, cắt tỉa cành nhánh, bó bọc thân cây bằng bao bố, rơm khô, hoặc vật liệu khác tránh thoát hơi nước và ánh sáng trực xạ vào thân cây làm tổn thương vỏ cây, lưu ý khi tưới nước cũng tưới ướt hết lên thân cây

+ Trong giai đoạn này cần phục hồi hệ rễ của cây để khôi phục chức năng hút nước và muối khoáng của rễ bằng cách tưới các chất sinh trưởng kích thích bộ rễ định kỳ 1 tuần 1 lần tưới có thể dùng một trong các loại sau để tưới N3M, Root 2,…vv. Đồng thời sau 2 tuần có thể hòa DAP nồng độ loãng tưới cho cây để bổ sung phần nào chất dinh dưỡng cho cây.

Bước 5: Chăm sóc bảo dưỡng cây xanh đô thị

Quy trình chăm sóc và bảo dưỡng cây xanh đô thị tương đối đơn giản, tuy nhiên chúng ta phải có kế hoạch và quy trình kỹ thuật cụ thể để giúp cây phát triển bình thường. Dưới đây là một số nội dung công việc cần làm trong quá trình chăm sóc cây xanh đô thị

+ Thương xuyên tưới nước để cung cấp đầy đủ độ ẩm cho cây, vào mùa nắng ta thực hiện 1 lần 1 ngày, vào mùa mưa có thể không cần tưới lúc này ta nên khai thông rãnh thoát nước tránh cây bị ngập úng quá lâu làm chết cây

+ Bón thúc phân hữu cơ hoặc phân vi sinh thông thường 1 năm 1 lần và đầu mùa mưa, bón thúc phân vô cơ khuyên dùng phân NPK để đảm bảo bón cân đối, định kỳ 3 tháng 1 lần liều lượng từ 300gr đến 500gr tùy thuộc vào tình hình sinh trưởng và tuổi của cây.

+ Phun thuốc phòng chống sâu bệnh hại chủ yếu của từng loài cây nếu không phát dịch định kỳ 2 tháng phun phòng 1 lần

+ Cắt tỉa cành nhánh già sâu bệnh, tạo tán lá đẹp hình mâm xôi tạo mỹ quan và tránh gây nguy hiểm đến con người.

Điều cuối cùng phải thường xuyên theo dõi tình hình sinh trưởng của cây bằng cách đánh số, thống kê để dễ quản lý, hàng năm đo sinh trưởng(đường kính, chiều cao) để có phương án chăm sóc hợp lý và khoa học

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *