Hiệu quả kinh tế từ mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại lợi ích kinh tế cho các hộ gia đình, tạo công ă việc làm, giúp xóa đói, giảm nghèo cho bà con các dân tộc miền núi, mà còn thúc đẩy sản xuất lâm nghiệp phát triển bền vững; đồng thời, góp phần bảo vệ môi trường, sinh thái, chống biến đổi khí hậu toàn cầu; đặc biệt, khi mùa mưa đến sẽ làm giảm xói mòn, rửa trôi đất, phòng chống lũ lụt, hạn hán. Tuy nhiên, mô hình này vẫn chưa phát triển rộng rãi tương xứng với tiềm năng sẵn có tại các địa phương.
1. Cây thiên ngân
Còn gọi là gáo vàng Thái Lan, cây tỷ phú, cây thiên ngân được biết đến là loài cây phát triển siêu nhanh, sau 3,4 năm có thể thu hoạch làm giấy, sau 6 năm có thể thu hoạch làm gỗ, gỗ ép và các loại ván,..
Cây thiên ngân 6 năm có chu vi lên tới gần 200cm, cây cao >10m
Vườn cây thiên ngân 4 năm chu vi 90cm
2. Cây trúc liễu
Nguồn gốc ở Trung Quốc, được cố P. Thủ tướng Nguyễn Công Tạn mang về Việt Nam 2013, cây phát triển siêu việt với mật độ quần thế rất cao, có thể trồng 5000 cây/1 ha
Trong điều kiện lập địa phù hợp, chu kỳ khai thác gỗ nguyên liệu của Trúc liễu: nếu lấy gỗ nhỏ chỉ cần 2 năm, gỗ vừa 3-4 năm, gỗ lớn 5-6 năm, hiệu quả kinh tế rất cao, thu hồi vốn nhanh.
3. Bạch đàn cao sản
Còn gọi là bạch đàn lai, được nhân giống bằng phương pháp nuôi cấy mô. Bạch đàn là loài cây có tốc độ sinh trưởng nhanh, chu kỳ khai thác ngắn, có nhiều công dụng khác nhau trong sản xuất, đời sống kinh tế và xã hội nên bạch đàn được coi là một trong những loài cây trồng rừng chính ở nước ta.
Bạch đàn cao sản đang được ưa chuộng
Thời gian thu hoạch cho bạch đàn lai là: 6 năm, sản lượng bình quân 60 tấn/1 ha
4. Keo giâm hom (tràm)
Keo giâm hom là cây lâm nghiệp chính ở nhiều tỉnh nước ta, cây được ươm giống ở nhiều nơi như Phú Thọ, Quảng Ngãi, Trảng Boom (Đồng Nai),…
Keo giâm hom có thể cho thu hoạch sau 6 năm, giá trị khai thác trung bình đạt: 60 triệu/1 ha